Một số triệu chứng lâm sàng và biến chứng tiểu đường thai kỳ
Những mối nguy phổ biến luôn rình rập nhưng nhiều mẹ bầu không biết
Bệnh tiểu đường thai kỳ - Chuẩn đoán và phương pháp điều trị
Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường:
1. Thường xuyên phải đi tiểu nhiều lần nhất là vào ban đêm.
2. Kèm theo việc đi tiểu nhiều lần đó là triệu chứng hay bị khát nước khô miệng ngay cả khi bạn vừa uống nước vào.
3. Việc tăng hay giảm cân quá đột ngột kèm theo sự mệt mỏi Đặc biệt là khi bạn giảm đột ngột 5 – 10kg trong vòng 2 – 3 tháng.
4. Phát hiện thấy da khô ngứa. Đặc biệt là da vùng kín như cổ, nách.
5. Cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người, dễ trở nên cáu kỉnh với những người xung quanh.
6. Những vết thương trên da lâu lành
7. Thị lực của bạn giảm đi do lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến thay đổi hình dạng thấu kính của mắt, khúc xạ cũng bị thay đổi theo làm cho mắt mờ dần đi hoặc đôi lúc chỉ là một vệt sáng. Khi lượng đường trở lại bình thường điều này sẽ hết. Thế nhưng về lâu dài nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa
8 nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới do suy giảm miễn dịch nên rất nhạy cảm với các loại nhiễm trùng.
9. Chân, tay bị ngứa ra, tê hoặc đau rát, sưng do đường đã hủy hoại các dây thần kinh
BSCKII. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:
Đối với người bình thường lượng đường huyết đo được sẽ là 99mg/dL, từ 100 – 125mg/dL là tiền tiểu đường.
Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường bệnh đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả người mẹ và thai nhi:
- Đối với người mẹ:
Người có bệnh tiểu đường kèm theo thai nghén thì lần thai nghén đó dễ bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai). Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó).
Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Bạn gái bị bệnh tiểu đường khi mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt.
- Đối với thai nhi:
Thai nhi của các bà mẹ bị tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường.
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:07 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:00 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:00 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:01 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:07 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:03 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:05 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:03 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:05 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:09 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023