Bạn có biết cách phòng chống bệnh bạch hầu ở trẻ em

Về các biện pháp chung

Chủ động, nhanh chóng khai báo cho các cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện thấy các trường hợp mắc bệnh hoặc có triệu chứng nghi ngờ.

Cần thiết phải đưa người bệnh đến khám, điều trị và cách ly tại ở các bệnh viện lây, nhất là khi đã có chẩn đoán bằng các xét nghiệm.

Điều quan trọng nhất là phải kịp thời phát hiện, điều trị sớm và đúng cách, tránh các biến chứng và tử vong  

Phải dùng huyết thanh chống bệnh bạch hầu ngay từ ngày đầu tiên của bệnh (trước ngày thứ 6)

Bắt buộc phải tẩy uế trong thời kỳ phát bệnh và thời kì khỏi bệnh, năng rửa cổ họng cho người bệnh.

Những người tiếp xúc với người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm 2 lần cách nhau 1,2 ngày. Nếu có kết quả dương tính, phải chú ý theo dõi và đưa đến khám nếu có triệu chứng nghi ngờ trong vòng 7 ngày kể từ khi đưa bệnh nhân vào viện.

Tích cực vệ sinh môi trường, xung quanh nhà ở, lớp học, đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.

Vào mùa đông nên giữ ấm, vệ sinh cổ họng cho trẻ. Có thể họp nhóm các bà mẹ cùng nhau trao đổi thảo luận các vấn đề về sức khỏe của trẻ, tìm hiểu các triệu chứng sớm và cách phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm hay gặp và nguy hiểm của trẻ như bạch hầu bại liệt ho gà, cúm, sởi…

Biện pháp đặc hiệu

Biện pháp hiệu quả nhất là tạo miễn dịch chủ động. Đưa trẻ < 1 tuổi đến các trạm y tế, trung tâm y tế, y tế dự phòng để được tiêm phòng vacxin theo đúng lịch chương trình tiêm chủng mở rộng.

Những người tiếp xúc với người bệnh và chưa bao giờ tiêm vacxin cần được tiêm huyết thanh kháng độc. Miễn dịch thụ động xuất hiện ngay, nhưng chỉ tồn tại nhất thời, không quá 20 ngày. Chỉ tiêm huyết thanh không thì không đủ, vì sau 3 tuần lễ trẻ em có thể bị lây bởi người bệnh đã khỏi nhưng còn mang vi khuẩn Cho nên phải phối hợp huyết thanh và giải độc tố

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật