Bệnh cúm ngày đông xuân: Không hề khó phòng, sao vẫn mắc?
Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua
Biện pháp chăm sóc trẻ khỏe mạnh trong mùa đông cần tuân thủ
Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và thân mật, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ.
Phòng cúm không khó!
Tiêm phòng. Tiêm là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Có tới 7 lý do cần thiết để ai cũng phải tiêm phòng cúm, đặc biệt là phụ nữ có thai. Tuy nhiên, một số đối tượng không nên tiêm phòng cúm
Vệ sinh cá nhân. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Hạn chế tới nơi đông người, như trường học, công sở, bệnh viện…
Không chung đụng đồ cá nhân. Bởi việc này sẽ dẫn đến lây nhiễm chéo cực nguy hiểm. Có 6 đồ dùng cá nhân không nên dùng chung
Chăm sóc người bệnh đúng cách, tránh bị lây. Cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc người bệnh, nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Cảnh giác nếu có biểu hiện nghi ngờ. Đó là sốt cao 39 – 40 độ C, kèm theo rét run nhức đầu choáng váng buồn nôn đau mỏi toàn thân mệt mỏi sổ mũi hắt hơi nghẹt mũi rát họng ho khan mắt sung huyết đỏ, chảy nước mắt, nhìn chói
Sao vẫn mắc cúm?
Mắc cúm do không tiêm phòng. Những người không tiêm phòng cúm có nguy cơ cao mắc bệnh.
Mắc cúm do… hôn: Vi-rút cúm lây lan từ người sang người thông qua dịch tiết đường hô hấp khi người bị nhiễm bệnh ho hắt hơi, hôn nhau.
Tiêm rồi vẫn mắc. Thuốc chủng ngừa cúm phải mất khoảng một tuần mới có hiệu quả. Vì vậy nếu chờ đến giữa mùa cúm bạn mới tiêm phòng thì rất có thể bạn đã bị cúm từ trước đó và vắc-xin phòng cúm sẽ không có hiệu lực.
Nguyên nhân khác có thể kể tới là cơ địa không đáp ứng với vắc-xin, do bảo quản vắc-xin không đúng, do nhiễm tuýp vi-rút cúm khác với vắc-xin ngừa cúm đã tiêm.
Tiếp xúc với người thể trạng yếu (người già, trẻ nhỏ, bà bầu). Đó là do cách chăm sóc không đúng nên người chăm bị lây bệnh từ người bệnh.
Không đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Cần tập thói quen đeo khẩu trang và giữ thật sạch sẽ để tránh tác dụng ngược.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:06 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:08 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:07 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:06 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:03 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:09 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:02 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:02 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:05 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:03 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023