Cách nhận biết bạn lên cơn đau tim hay chỉ là hoảng loạn thoáng qua
Cơn hoảng loạn và đau tim thường có những triệu chứng tương tự nhau như đau ngực đổ mồ hôi nhịp thở không đều buồn nôn Thực tế, một cơn đau tim có thể gây hoảng loạn nên mọi người thường được chẩn đoán nhầm
Vậy làm sao để phân biệt được cơn đau tim và cơn hoảng loạn? Bright Side giúp bạn phân biệt để có cơ sở phòng và điều trị bệnh tốt nhất. Dưới đây là cách nhận biết dấu hiệu của cơn đau tim khác thế nào so với cơn hoảng loạn.
Người bị cơn đau tim tấn công thường xuất hiện cơn đau co thắt ngực. Theo nguyên tắc, cơn đau xuất hiện ở giữa ngực và có thể di chuyển xuống theo cánh tay trái và dọc sống lưng. Thậm chí, cơn đau cũng có thể lan đến cổ răng và vùng hàm.
Cường độ cơn đau có thể thay đổi. Cơn đau kéo dài hơn 5 phút nhưng không ảnh hưởng đến hơi thở.
Cảm giác đau nhói như kim châm xuất hiện hầu hết ở khu vực cánh tay trái. Điều này thường đi kèm với một vài triệu chứng nữa như mồ hôi lạnh, cảm giác buồn nôn
Đỉnh điểm của cơn đau tim người bệnh thường trải qua nỗi sợ hãi và họ lo sợ sẽ chết. Vì vậy, nếu bạn có những triệu chứng này trong khoảng 5 phút hoặc nhiều hơn, hãy gọi xe cứu thương Nếu bạn không thể, hãy nhờ mọi người đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.
Cách nhận biết cơn đau do hoảng loạn
Hoảng loạn cũng có thể là nguyên nhân gây ra những cơn đau ngực. Người bệnh khi hoảng loạn thường đau tập trung ở vùng ngực, không lan sang các bộ phận khác. Cơn đau thường âm ỉ và kèm theo các triệu chứng lo lắng tim đập nhanh khó thở Các triệu chứng của một cuộc tấn công do hoảng loạn thường kéo dài đến 10 phút sau đó giảm dần.
Cảm giác tê bì có thể xuất hiện khi người bệnh bị hoảng loạn. Nó không chỉ tê ở cánh tay trái mà còn có thể ở cánh tay phải, chân và các ngón tay. Khi bị hoảng loạn, người ta có cảm giác như ngộp thở hoặc nghĩ rằng mình bị điên.
Nếu bạn bị đau tức vùng ngực mà vẫn không thể phân biệt được là do hoảng loạn hay đau tim, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Chờ đợi không phải là giải pháp tốt nhất trong cả hai trường hợp. Nếu lên cơn đau tim, bạn có thể chết khi không được điều trị kịp thời.
Trường hợp không có sự hỗ trợ y tế trong cơn hoảng loạn cũng sẽ khiến các triệu chứng tồi tệ hơn và dẫn đến hoảng loạn xảy ra thường xuyên hơn. Kiểm tra kịp thời và được chăm sóc sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của bạn.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:08 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:05 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:01 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:07 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:06 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:00 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:05 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:09 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023