Co cứng sau khi bị tai biến mạch máu não làm gì để khắc phục

Ở giai đoạn co cứng: đầu bệnh nhân sẽ gập về bên liệt, mặt quay về bên lành; chi trên co cứng ở tư thế gấp; chi dưới co cứng ở thư thế duỗi.

Hỏi: Có phải tai biến mạch máu não chỉ xảy ra ở người có tuổi? Tại sao khi bị tai biến thì sau đó có người bị co cứng và có người mềm nhũn? Mục đích tập luyện sau tai biến để đừng co cứng phải không?

(Phan Công Thìn - Khánh Hòa)

Trả lời: Bệnh tai biến mạch máu não có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chiếm tỉ lệ cao ở người lớn tuổi, 75% các trường hợp tai biến xảy ra ở tuổi trên 65. Sau 50 tuổi, cứ mỗi 10 năm thì nguy cơ tai biến mạch máu não tăng gấp đôi. Đây có thể xem là một bệnh do tích tụ của tuổi già, tuổi càng cao thì khả năng bị tai biến càng nhiều.

Tai biến mạch máu não là tình trạng ngừng cung cấp máu nuôi cho một phần của não, tình trạng này sẽ làm tế bào não bị hủy hoại (chết đi). Ai cũng biết chức năng của não là điều khiển hoạt động của cơ thể và khả năng tư duy nên khi mô não bị chết thì chức năng mà nó đảm nhận sẽ mất. Trong trường hợp nặng thì có thể dẫn đến tử vong tuổi càng lớn thì tỉ lệ tử vong càng cao. Người ta chia tai biến mạch máu não làm 2 loại: tai biến thiếu máu và tai biến xuất huyết 80% các trường hợp tai biến là thể thiếu máu (thuật ngữ chuyên môn gọi là nhũn não), trường hợp này xảy ra là do tình trạng tắc mạch máu cung cấp cho mô não hoặc do tình trạng giảm huyết áp toàn thân (rất ít gặp). Riêng tình trạng tắc mạch máu não thì thường gặp hai tình huống: cục máu đông hình thành tại mạch máu não do tình trạng xơ vữa động mạch (giống trong nhồi máu cơ tim) và cục máu đông từ nơi khác chạy đến làm tắc mạch máu.

Tai biến xuất huyết là do tình trạng vỡ của mạch máu não, gồm xuất huyết nội sọ và xuất huyết dưới màng cứng.Tai biến mạch máu não thường gây ra di chứng liệt nửa người Triệu chứng liệt này trải qua 3 giai đoạn: đầu tiên là giảm trương lực (liệt mềm), sau đó là trương lực cơ bình thường và cuối cùng là tăng trương lực cơ (co cứng). Ở giai đoạn co cứng: đầu bệnh nhân sẽ gập về bên liệt, mặt quay về bên lành; chi trên co cứng ở tư thế gấp; chi dưới co cứng ở thư thế duỗi. Vì thế trong quá trình hồi phục chức năng cho bệnh nhân phải hạn chế bớt co cứng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật