Con đường lây truyền và cách phòng bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ và lây lan mạnh trong cộng đồng (nếu không được phòng chống cẩn thận). Việc hiểu biết bệnh tay chân miệng lây qua đường nào sẽ giúp việc phòng bệnh đạt hiệu quả tốt hơn, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Con đường lây truyền bệnh tay chân miệng

- Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá Nguồn lây chính từ nước bọt phỏng nước phân của trẻ bị nhiễm bệnh Khả năng lây truyền cao nhất trong tuần đầu của bệnh.

Bệnh lây chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với đồ chơi, bàn ghế... bị nhiễm vi rút

Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với đồ chơi, bàn ghế... bị nhiễm vi rút

- Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng nước bị vỡ; tiếp xúc với đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế... bị nhiễm vi rút

Phòng bệnh tay chân miệng

- Thực hiện 3 sạch: ăn sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch.

+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

+ Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống:

- Ăn chín, uống chín

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

- Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng

- Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày

- Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi

- Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay,vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng

+ Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

+ Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi thấy trẻ sốt và có nốt phỏng nước ở bàn tay bàn chân hoặc niêm mạc miệng cần cho trẻ nghỉ học và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

- Khi chăm sóc trẻ bệnh tại gia đình nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như sốt cao kéo dài, li bì, bỏ ăn, uống hoặc tình trạng của trẻ xấu đi cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật