HIV có mấy giai đoạn? Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển HIV ở người bệnh
1. Giai đoạn có triệu chứng của HIV/AIDS – giai đoạn đầu của HIV
Giai đoạn HIV đầu tiên gọi là nhiễm trùng cấp tính hay chuyển đổi huyết thanh Giai đoạn này thường xảy ra trong vòng 2 – 6 tuần sau khi tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu chống lại virus HIV. Các triệu chứng nhiễm trùng cấp tính giống như các triệu chứng do nhiễm virus khác và thường bị nhầm lẫn với cảm cúm Các triệu chứng này chỉ kéo dài 1 hoặc 2 tuần và sau đó hoàn toàn biến mất và bước vào giai đoạn không triệu chứng.
Triệu chứng của giai đoạn HIV thứ nhất
Các triệu chứng của HIV giai đoạn nhiễm trùng cấp tính có thể bao gồm:
- Đau đầu, tiêu chảy
- Buồn nôn và nôn
- Mệt mỏi, đau cơ.
- Đa họng, sốt
- Phát ban trên da.
Nếu nghi ngờ bị nhiễm HIV, cần đến ngay các cơ sở y tế để được sử dụng thuốc kháng HIV để tự bảo vệ mình. Những loại thuốc này chỉ có tác dụng khi được tiêm, uống sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh thuốc có thể gây tác dụng phụ khó chịu nhưng có khả năng ngăn chặn virus HIV xâm nhập vào cơ thể.
Hầu hết mọi người đều không biết mình nhiễm HIV. Bệnh chỉ được phát hiện khi xét nghiệm sau khi nhiễm vài tuần.
2. Giai đoạn không triệu chứng – giai đoạn HIV thứ 2
Sau khi nhiễm HIV khoảng 3 tháng, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại HIV, nhưng kháng thể này không tiêu diệt được HIV. Phát hiện được kháng thể này trong cơ thể có nghĩa là người đó đã bị nhiễm HIV. Thời gian từ khi bị nhiễm cho đến khi có kháng thể trong máu có thể xét nghiệm phát hiện được gọi là giai đoạn cửa sổ. Người nhiễm HIV ở thời này tuy xét nghiệm máu âm tính nhưng đã có thể lây nhiễm HIV cho người khác.
Nói cách khác, tuy đã xét nghiệm có kết quả HIV âm tính trong giai đoạn HIV này thì cũng chưa biết được người đó có thực sự nhiễm HIV mà sau 3 tháng - 6 tháng cần phải làm xét nghiệm lại một lần nữa. Trong thời gian đợi làm xét nghiệm lại, những hành vi tình dục và tiêm chích phải thực hiện an toàn.
Sau thời kỳ chuyển đổi huyết thanh đầu tiên, hệ thống miễn dịch bị đánh bại bởi các virus HIV và các triệu chứng bệnh biến mất. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng. Giai đoạn HIV này, người bệnh không có biểu hiện của bệnh HIV và cũng có thể không hề biết về tình trạng bệnh của mình và có thể lây truyền bệnh cho người khác. Giai đoạn này là giai đoạn HIV dài nhất, có thể kéo dài 10 năm.
Ở giai đoạn HIV không triệu chứng các triệu chứng hầu hết biến mất
Trong giai đoạn không có triệu chứng này, virus HIV đang hủy hoại các tế bào CD4T và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thông thường, một người sẽ có từ 450 đến 1.400 tế bào CD4T trên mỗi microlit. Con số này thay đổi liên tục tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của con người. Đối với bệnh nhân HIV, số lượng tế bào này giảm liên tục, khiến cho cơ thể dễ dàng mắc các bệnh khác và có nguy cơ chuyển sang giai đoạn AIDS.
3. Giai đoạn mắc AIDS – Giai đoạn HIV thứ 3
Giai đoạn cuối HIV là giai đoạn HIV chuyển sang AIDS. AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là giai đoạn tiến triển của nhiễm HIV. Khi số lượng tế bào CD4T giảm xuống dưới mức 200/mirolit, người bệnh được chuẩn đoán mắc AIDS.
Một người nhiễm HIV cũng được chuẩn đoán AIDS nếu mắc bệnh kèm theo như Sarcoma Kaposi (một dạng ung thư da) hoặc viêm phổi . Thời gian từ lúc xác định bị AIDS đến lúc tử vong thường không quá 2 năm, trung bình là 18 tháng. Riêng đối với trẻ em thì thời gian này thường ngắn hơn, từ 10-12 tháng
Hiện nay, sử dụng kết hợp một số loại thuốc kháng HIV có thể xây dựng lại hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Những loại thuốc này tốn và có nhiều tác dụng phụ. Những người nhiễm HIV phải được sử dụng thuốc liên tục và chỉ ngưng khi có ý kiến của bác sĩ và lượng tế bào CD4T trong cơ thể ổn định.
Giai đoạn cuối HIV là giai đoạn HIV chuyển sang AIDS
Một số triệu chứng bệnh HIV giai đoạn cuối bao gồm:
- Mệt mỏi cả ngày.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc háng
- Sốt kéo dài trên 10 ngày,
- Đổ mồ hôi đêm
- Giảm cân không rõ lý do
- Đốm tím ở trên da
- Khó thở
- Tiêu chảy nặng và kéo dài
- Nhiễm nấm men trong miệng, cổ họng, âm đạo.
- Dễ chảy máu hoặc bầm tím mà không giải thích được.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:00 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:01 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:04 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:03 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:02 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:05 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:06 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:06 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023