Khi nào nên tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu, bạn có biết
Thủy đậu là một bệnh có tính lây nhiễm rất cao và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tiêm ngừa vắc-xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Đây là điều hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, nhưng tiêm như thế nào và vào lúc nào để bảo vệ tốt nhất cho con em thì vẫn chưa được chú ý nhiều.
Bệnh dễ lây lan
Mỗi năm vào khoảng tháng 2, thủy đậu trở thành mối lo của các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1 - 13 tuổi, vì đây là thời điểm bệnh thủy đậu dễ xảy ra. Có đến 90% số trẻ em mắc bệnh trong giai đoạn 1 - 10 tuổi.
Bệnh biểu hiện qua các ban sần - mụn nước gây khó chịu và ngứa toàn thân kèm theo sốt. Trẻ thường gãi móng tay vào mụn nước khiến chúng vỡ ra gây nhiễm trùng do đó, lẽ ra con siêu vi trùng này chỉ gây tổn thương nông ở bề mặt da, nay bị các vi khuẩn làm tổn thương sâu da bé, khi lành bệnh tạo thành sẹo
Một số ít trường hợp thường xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng đề kháng kém, virút chạy thẳng vào máu, tàn phá các cơ quan như thận não, gan… gây tình trạng sốt, trẻ li bì, quờ quạng tay chân, có thể co giật phải đưa gấp đến bệnh viện vì có thể trẻ đã bị viêm não do thủy đậu Những trường hợp này nếu tích cực hồi sức, chữa trị, khi khỏi cũng dễ để lại di chứng thần kinh như: điếc, động kinh trí tuệ chậm phát triển. Nếu trẻ sốt cao ho nhiều thì coi chừng bé bị viêm phổi do thủy đậu.
Nguy hiểm và dễ lây lan như thế nhưng không ít người vẫn cho rằng, thủy đậu là bệnh nhẹ nên chủ quan và không chú ý đến việc phòng ngừa. Nhiều trường hợp cha mẹ chỉ khi thấy trẻ khác bị thủy đậu mới đưa con đi tiêm phòng, nhưng lúc đó đã muộn.
Nên tiêm chủng trước khi mùa dịch bắt đầu
Ngoài việc cách ly, vệ sinh và chăm sóc cẩn thận cho trẻ khi bị bệnh, tiêm vắc-xin chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và cả người lớn tránh khỏi thủy đậu vì đây là bệnh có khả năng lây lan sớm, độ lây lan cao. Tuy nhiên, khi tiêm phòng thủy đậu cho trẻ và cho bản thân, cần lưu ý đến một số điểm sau:
- Tiêm đủ 2 liều vắc-xin cho cả trẻ em và người lớn để bảo vệ tối ưu.
- Vắc-xin có thể áp dụng cho cả trẻ em từ 12 tháng trở lên, thanh thiếu niên và người lớn chưa nhiễm bệnh
- Phụ nữ có thai thì không tiêm vắc-xin này và chỉ nên có thai tốt nhất là 3 tháng sau khi tiêm phòng.
Phải thực hiện tiêm phòng cho trẻ trước khi mùa bệnh xảy ra. Vì trong mùa dịch, trẻ có thể đã tiếp xúc với người bệnh mà cha mẹ không biết, vì bệnh có thể lây lan trước khi có triệu chứng và vắc-xin còn chưa kịp có tác dụng.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:05 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:07 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:00 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:00 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:05 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:07 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:07 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:08 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:04 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023