Những người dễ mắc thoái hóa đốt sống cổ nên đọc bài viết này

Không chỉ người già, mà cả nhiều người trẻ khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống thoái hóa cột sống lưng,… là những tên gọi để nói về tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống trong cơ thể. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chính vì thế người mắc bệnh cũng thuộc nhiều đối tượng khác nhau.

Thoái hóa đốt sống cổ có thể coi như là một bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay, bởi số người mắc bệnh ngày càng nhiều. Trong khi đó, đốt sống cổ là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, do đó bệnh có thể gây nên những hậu quả khó lường. Bệnh không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu, chỉ là một vài cơn đau nhẹ ở cổ và vai, chỉ đau hơn khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, lâu dần sẽ gây sai lệch cổ nhức đầu và hạn chế khả năng vận động.

Điều tra cho thấy, nhóm có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ thường là những người làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, người làm việc ở cường độ cao. Một số nghề cụ thể có tỷ lệ người mắc bệnh cao như nông dân (cấy lúa), thợ cắt tóc nha sĩ, thợ xây, diễn viên xiếc,…

Hiện nay, nhóm đối tượng là nhân viên văn phòng cũng là nhóm mắc thoái hóa đốt sống cổ rất cao, do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít được nghỉ ngơi, ít vận động ,… Ngoài ra người già cũng là đối tượng không thể không kể đến, bởi theo thời gian, các đốt xương có hiện tượng lão hóa dẫn đến đau nhức. Gia đình có tiền sử di truyền thì những thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc cao hơn những người khác.

Một vài nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh này dường như là bằng nhau giữa nam và nữ thoái hóa đốt sống cổ làm cho cột sống và các khớp bị biến dạng, gây sưng đau và hạn chế khả năng vận động. Bệnh nhân ngoài bị đau vai, gáy, cánh tay còn bị hẹp động mạch đốt sống gây triệu chứng ù tai mờ mắt, chóng mặt thường xuyên,…

Bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ nếu không được khắc phục có thể gây bại liệt chèn ép tủy rối loạn cảm giác của tứ chi, rối loạn thực vật. Ngoài ra cũng phải kể đến các biến chứng của bệnh như: chèn ép các dây thần kinh đau từ cổ xuống vai, chèn ép động mạch đốt sống làm chóng mặtđau đầu chèn ép tủy làm đau tứ chi, đi lại khó khăn.

Để phòng tránh cũng như khắc phục những cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, phải chú ý thực hiện một số thói quen sinh hoạt sau đây:

- Thường xuyên xoa bóp chăm sóc trực tiếp đến vùng cổ và gáy sau mỗi ngày làm việc, bởi nguyên nhân chủ yếu là do nghề nghiệp gây ra.

- Không làm việc quá sức và làm việc với cường độ cao, phải phân bố thời gian nghỉ ngơi và lao động hợp lý.

- Nếu làm văn phòng, chú ý tư thế ngồi, chỉnh ghế có độ cao phù hợp với bàn làm việc và máy tính, luôn để hai tay song song với mặt đất, giữ tư thế thăng bằng giữa hai vai.

- Màn hình máy tính nên để cách mắt ít nhất 50-60 cm và đặt dưới mắt khoảng 10-20 độ, độ sáng phù hợp để tránh việc các cơ cổ bị căng. Tạo thói quen thường xuyên vươn vai, thỉnh thoảng đứng dậy đi lại.

- Chuyển mình nhiều hơn khi ngủ, không ngủ lâu trong một tư thế. Ngủ trong tư thế thoải mái nhất và không để cổ bị lệch so với thân. Không nằm sấp và gối đầu quá cao.

Khi thấy có những biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ cần xin ý kiến chuyên gia để có thể khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật