Ðối phó với rối loạn tiền đình như thế nào mới hiệu quả?

Rối loạn tiền đình (RLTĐ) tên đầy đủ là Hội chứng rối loạn chức năng tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn, nhất là lứa tuổi trung, cao tuổi. Người mắc hội chứng RLTĐ nhẹ thì thấy chóng mặt, xây xẩm mặt mày, trầm trọng hơn thì có cảm giác đầu óc quay cuồng, nôn, không thể đi đứng hay ngồi dậy được... Những điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến người bệnh chán nản, chất lượng cuộc sống suy giảm.

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể, chi phối các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình... RLTĐ là hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng như: chóng mặt buồn nôn ngất xỉu mất thăng bằng... Điều đáng buồn là các triệu chứng này thường xảy ra thành từng đợt, kéo dài trong vài ngày, phục hồi dần và sau đó có thể tái phát. Có hai loại RLTĐ là RLTĐ ngoại biên và RLTĐ trung ương.

RLTĐ ngoại biên

RLTĐ ngoại biên có mức từ nhẹ đến nặng. Thường gặp nhất là người bệnh có biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, mức độ này tuy làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bên cạnh đó, RLTĐ ngoại biên còn có thể gây ra tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài ù tai giảm thính lực nặng đầu, khó tập trung...

RLTĐ ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong hoặc tổn thương dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis thuốc lợi tiểu thuốc giảm đau rượu Bệnh cũng có thể xảy ra sau chấn thương vùng đầu, ngoài ra bệnh lý thoái hóa cột sống cổ cũng là nguyên nhân gây nên RLTĐ ngoại biên.

RLTĐ trung ương

RLTĐ trung ương là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh bị choáng váng chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. RLTĐ trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ vữa động mạch hạ huyết áp tư thế, thoái hóa cột sống cổ làm chèn ép mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng RLTĐ trung ương.

Điều trị có khó?

Khi có những triệu chứng như chóng mặt ù tai đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý RLTĐ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng chữa trị thích hợp. Điều trị RLTĐ ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và phải do bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ y lệnh của bác sĩ đề phòng tái phát.

Điều trị RLTĐ quan trọng nhất là xử lý kịp thời những cơn chóng mặt cấp xảy ra bất ngờ để phòng tránh tai nạn cho người bệnh. Khi bệnh nhân có cơn chóng mặt, cần đặt người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh và kết hợp dùng thuốc Về lâu dài để phòng ngừa tái phát, người bệnh cần được điều trị và theo dõi bởi bác sĩ, kết hợp với điều trị phục hồi chức năng Mục đích của việc tập vật lý trị liệu là nhằm tăng cường vận động cơ thể, tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương và bù trừ sự mất cân bằng chức năng của hệ thần kinh tiền đình. Ngoài ra, người bệnh cần tránh lo âu quá mức và tin tưởng, hợp tác điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu thì bệnh sẽ phục hồi nhanh chóng hơn.

Lời khuyên của thầy thuốc

RLTĐ rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, những người ngồi nhiều trong phòng điều hòa và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính. Vì ngồi nhiều trong phòng điều hòa, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền gây ra bệnh RLTĐ.

Do đó để phòng ngừa bệnh, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi lâu trong phòng lạnh, nếu ngồi trong phòng điều hòa nên chú ý không để nhiễm lạnh, đặc biệt giữ gìn vùng cổ vai gáy. Tránh ngồi lâu trước máy vi tính. Nên đứng lên, vận động giữa thời gian ngồi làm việc.

Việc tập luyện cho vùng cổ vai gáy cũng rất cần thiết trong việc phòng bệnh RLTĐ. Việc tập luyện nên kiên trì, thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác. Ví dụ: cách tập đốt sống cổ một cách đơn giản, bất kỳ lúc nào cũng có thể thực hiện được, ở đâu cũng làm được là thực hiện động tác quay trái, quay phải, ngả đầu về sau, cúi đầu xuống phải từ từ không vội vàng. Mỗi lần tập như vậy cũng chỉ từ 5 - 10 phút, không nên tập kéo dài thời gian... Một số bài tập có tác động cải thiện RLTĐ như yoga dưỡng sinh bài tập suối nguồn tươi trẻ... cũng có thể tham khảo và áp dụng nếu phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật