Sốt xuất huyết ngày thứ 4 vô cùng nguy hiểm, chủ quan là nguy!

Sốt xuất huyết ngày thứ 4 được các bác sĩ gọi là 'ngày thứ 4 giết người' và các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân không được chủ quan trong ngày này.

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với bệnh sốt xuất huyết ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt trở đi) là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước, nên người bệnh lầm tưởng bệnh đã bớt nguy hiểm và sắp khỏi nhưng chính giai đoạn này có thể có những biến chứng nặng.

Theo BS Cấp, theo quy luật, thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao đau đầu đau mỏi người, nhức mắt. Tuy nhiên, thời gian này không phải là thời gian nguy hiểm nhất và không xuất hiện các biến chứng. Bệnh nhân vẫn có thể điều trị tại nhà.

Từ ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt trở đi) là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước, nhiều người bệnh hay cho rằng bệnh đã bớt nguy hiểm và sắp khỏi nhưng chính giai đoạn này có thể có những biến chứng nặng.

Biến chứng sốt xuất huyết ngày thứ 4

Biến chứng thứ nhất của sốt xuất huyết ngày thứ 4 là tình trạng tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu. Bệnh nhân sẽ không cảm nhận được điều này mà nó chỉ thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định có phải truyền dịch cho bệnh nhân hay không.

Biến chứng của sốt xuất huyết ngày thứ 4

Biến chứng của sốt xuất huyết ngày thứ 4

Những trường hợp thoát mạch quá nhiều có thể sẽ dẫn tới dấu hiệu cảnh báo trước sốc như: Mệt lả đau tức vùng gan buồn nôn nôn. Ở trẻ nhỏ có thể chỉ thấy trẻ li bì hoặc bứt rứt vật vã tiểu ít bỏ bú. Những trường hợp này cần phải đến bệnh viện gần nhất ngay để bù dịch, tránh nguy hiểm tính mạng.

Biến chứng thứ 2  của sốt xuất huyết ngày thứ 4 là xuất huyết do giảm tiểu cầu Bệnh nhân có thể có; chảy máu cam chảy máu chân răng xuât huyết dưới da…Thậm chí tử vong Những bệnh nhân này cần đến các cơ sở y tế làm các xét nghiệm đánh giá mức độ giảm tiểu cầu như thế nào để thầy thuốc cân nhắc truyền tiểu cầu nếu cần.

BS Cấp cũng lưu ý, tất cả các bệnh viện địa phương đều có khả năng làm được điều trên, không nhất thiết phải đến tuyến Trung ương, mất thời gian, gây nguy hiểm cho bệnh nhân đồng thời quá tải cho bệnh viện Chỉ trong những trường hợp bệnh nhân bị sốc, suy tạng, y tế tuyến cơ sở sẽ hồi sức ban đầu và cho chuyển bệnh nhân lên các bệnh viện tuyến Trung ương bằng xe cứu thương

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật