7 dấu hiệu bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ em các mẹ chớ bỏ qua

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn tâm thần phức tạp có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày là tương lai của trẻ nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm chứng bệnh tăng động thì đây là những mối nguy hiểm không nhỏ cho gia đình và xã hội Vì nếu trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em xong không được điều trị kịp thời thì sẽ để lại những di chứng là một nhân cách chống đối xã hội như trộm cắp, đánh nhau, đua xe, phạm pháp và cả ma túy, thuốc lắc...

Vậy nên các bậc phụ huynh cần có những quan sát con để phát hiện kịp thời những dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ. Sau đây là một số những dấu hiệu của bệnh tăng động bạn có thể tham khảo.

 Một số dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ em

1. Tôi, tôi tôi

Câu phát ngôn độc nhất của trẻ bị bệnh tăng động là " tôi tôi tôi..." thể hiện sự khó khăn trong bày tỏ cảm xúc và phát ngôn thường ngày.

Biểu hiện hội chứng tăng động giảm chú ý

Biểu hiện hội chứng tăng động giảm chú ý

Một dấu hiệu tăng động giảm chú ý thường gặp của trẻ tăng động là không có khả năng nhận biết được nhu cầu và mong muốn của người khác. Trẻ có thể cắt ngang lời người khác khi họ đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt, chẳng hạn như trong hoạt động trong lớp và khi chơi đùa với các bạn.

2. Xáo trộn tình cảm

Trẻ mắc bệnh tăng động khó có thể kiểm soát được những cảm xúc của bản thân mình và không thể phân biệt được tốt xấu.

Trẻ bị tăng động không kiểm soát được hành vi của mìnhTrẻ bị tăng động không kiểm soát được hành vi của mình

Chính vì vậy, trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ hoặc giận giữ ở những thời điểm không phù hợp và có những hành động gây nguy hiểm tới những người xung quanh.

3. Bồn chồn, không yên

Trẻ luôn bồn chồn không yên Trẻ tăng động luôn đứng ngồi không yên 

Dường như trẻ có một chiếc "động cơ luôn hoạt động" ở trong người. Trẻ mắc tăng động giảm chú ý ở trẻ em thường không thể ngồi im. Chúng sẽ cố gắng đứng lên và chạy xung quanh, hoặc khi buộc phải ngồi xuống, chúng thường liên tục ngọ nguậy hoặc vặn vẹo trong ghế.

4. Không hoàn thành nhiệm v

Khi mắc tăng động giảm chú ý ở trẻ em, trẻ có thể thích thú với rất nhiều thứ, nhưng không theo những thứ đó đến tận cùng. Thường thì trẻ sẽ bắt đầu một dự án, hay một công việc, hoặc bài tập về nhà, nhưng bỏ dở giữa chừng và quay sang thứ khác thu hút sự chú ý của chúng.

5. Thiếu tập trung

Trẻ khó tập trung là một trong 7 dấu hiệu tăng động giảm chú ýtrẻ em  Trẻ mắc chứng này sẽ gặp khó khăn trong việc chú ý ngay cả khi đang bị người lớn nhắc nhở. Trẻ nói là đang nghe lời bạn, nhưng khi được yêu cầu lặp lời của bạn, trẻ sẽ không biết nói gì.

6. Lỗi lơ đễnh

Trẻ thường xuyên lơ đễnh việc Trẻ thường xuyên lơ đễnh

Điều quan trọng cần nhớ là trẻ bị bệnh tăng động không hề kém thông minh so với các bạn khác. Vấn đề là, chúng gặp khó khăn để lắng nghe các lời hướng dẫn rằng cần lập kế hoạch hay thực hiện một kế hoạch, dẫn tới những lỗi do lơ đễnh. Hầu hết các trẻ bị tăng động đều có dấu hiệu tăng động giảm chú ý này. 

7. Mơ màng

Trẻ mắc bệnh tăng động  ở trẻ em thường được mô tả điển hình là hay huyên náo, ồn ào, nhưng có những trường hợp không phải thế. Một dạng khác của chứng này thì yên tĩnh hơn và ít liên quan đến bạn bè. Trẻ có thể nhìn lơ đãng ra ngoài trời, như đang mơ màng, và bỏ qua những điều đang diễn ra quanh mình.

Nếu các bậc phụ huynh thấy con em mình có một trong 7 dấu hiệu bệnh tăng động trên, tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám chữa và chuẩn đoán chính xác nhất, và có các điều trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến tương lai của các cháu. 

Làm gì khi trẻ bị bệnh tăng động giảm chú ý

Mặc dù không ai biết chính xác nguyên nhân dẫn đến chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ, tuy nhiên, một số trẻ có tiền sử gia đình có người bị tăng động, hoặc trẻ sinh non có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn những trẻ khác.

Nhiều bậc phụ huy, thường lo lắng không biết làm gì khi trẻ bị bệnh tăng động giảm chú ý  
Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng bởi vì nhìn chung, so với các rối loạn khác về chức năng não bộ như động kinh tự kỷ… thì hội chứng tăng động giảm chú ý dễ điều trị hơn rất nhiều.

Trẻ bị tăng động cần bậc phụ huynh phải quan tâm hơn mức bình thường

Trẻ bị tăng động cần phụ huynh phải quan tâm hơn mức bình thường


Ngoài việc phối hợp với bác sĩ cho con điều trị bệnh tăng động bằng thuốc và liệu pháp hành vi, cha mẹ cần tìm hiểu và giáo dục đặc biệt, giáo dục con đúng cách, khuyến khích con nghĩ đến những điểm tốt của mình, thường xuyên khen ngợi con để con không bị tự ti tự kỷ

Ngoài ra, khi hướng dẫn trẻ học tập làm việc, cha mẹ cũng cần dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, cho trẻ biết bạn muốn trẻ làm như thế này thế kia thay vì bảo trẻ đừng làm điều này điều kia. Và quan trọng là, cha mẹ cần luôn để Mắt đến trẻ khi trẻ chơi và tập thể dục thể thao, tránh xảy ra chấn thương khi trẻ hiếu động thái quá.

 

 

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật