Bệnh tăng động giảm chú ý là bệnh gì? Những thông tin bạn không nên bỏ qua

Bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) là bệnh gì?

ADHD là rối loạn tăng động giảm chú ý đây là một rối loạn đặc trưng bởi sự hấp tấp hiếu động thái quá và giảm chú ý Nó thường được chẩn đoán ở trẻ em nhưng các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý có thể tiếp tục đến tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành.

Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý biểu hiện ở ba dạng

Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý biểu hiện ở ba dạng

Có ba kiểu rối loạn tăng động giảm chú ý:

- Hiếu động-bốc đồng: Những người bị ADHD hiếu động - bốc đồng phải đối mặt với tình trạng hiếu động và bốc đồng quá mức

- Không chú ý: Những người bị ADHD nhóm này có triệu chứng nổi bật nhất là ít chú ý

Kết hợp hiếu động, bốc đồng và thiếu chú ý: Những người thuộc nhóm này có triệu chứng của cả 2 nhóm kia.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của ADHD ở trẻ em là:

- Không tập trung: những người bị ADHD thường thấy mình dễ dàng bị phân tâm, đãng trí, không làm theo hướng dẫn, không kết thúc việc học hay công việc nhà, dễ dàng mất tập trung, có rắc rối với công tác tập thể hoặc không thích, tránh né các tác vụ đòi hỏi tập trung tinh thần trong thời gian dài chẳng hạn như bài tập về nhà,

- Hiếu động thái quá: các triệu chứng của tăng động là:

Các né hay di chuyển, không tập trung

Các né hay di chuyển, không tập trung

- Luôn đi lại, di chuyển

- Nói chuyện quá nhiều

- Thiếu kiên nhẫn trong việc phải chờ đợi đến lượt mình

- Ngọ nguậy, không yên khi phải bắt buộc ngồi một chỗ

- Khó bị bắt ngồi yên một chỗ

- Chạy xung quanh hoặc leo trèo trong các tình huống không phù hợp

- Không thể im lặng chơi hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí

- Thỉnh thoảng bật ra câu trả lời trước khi người khác hỏi xong câu hỏi

- Can thiệp vào chuyện người khác.

Bốc đồng: những người bị ADHD có thể hành xử một cách nguy hiểm mà không cần quan tâm đến hậu quả.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý

Không có đủ thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng nó có thể liên quan tới các hóa chất trong não bộ. Khi các hóa chất trong não mất cân bằng, chúng có thể ảnh hưởng đến hành vi của bạn.

giải quyết các yếu tố tâm lý và hình thành các kỹ năng cho các em

giải quyết các yếu tố tâm lý và hình thành các kỹ năng cho các em

Điều trị bệnh tăng động giảm chú ý

Bạn có thể đối phó với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý bằng các lối sống sau đây:

- Liệu pháp hành vi: Giúp giáo viên và phụ huynh học chiến lược thay đổi hành vi

- Tâm lý: để trẻ lớn bị ADHD nói về những vấn đề đang làm phiền trẻ, xác định các mô hình hành vi tiêu cực và học cách để đối phó với các triệu chứng của chúng

- Đào tạo kỹ năng cha mẹ: Giúp phụ huynh phát triển cách hiểu và định hướng hành vi cho con em mình

- Liệu pháp gia đình: Giúp cha mẹ và anh chị em đối phó với sự căng thẳng trong cuộc sống khi sống cùng với người bị ADHD

- Đào tạo kỹ năng xã hội: Giúp trẻ em học hành vi xã hội thích hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật