Cách chọn và dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cha mẹ nên biết
Khi trẻ bị sốt, nhất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao phụ huynh cần nhanh chóng giúp trẻ hạ sốt bằng những phương cách hợp lý và an toàn, trong đó sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách là điều cần chú ý. Theo ghi nhận tại những bệnh viện chuyên Nhi trên cả nước, đã có nhiều trường hợp sử dụng thuốc hạ sốt không hợp lý dẫn đến nhiều tác hại xấu đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nhất là những trường hợp ngộ độc cấp tính nghiêm trọng từ thuốc hạ sốt.
Nguyên tắc cơ bản, bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn cho trẻ. Trong những trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến nhà thuốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống 'đỡ' qua lời tư vấn của dược sĩ phụ trách nhà thuốc, hoặc tối thiểu phụ huynh cần đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc cho trẻ.
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Loại thuốc hạ sốt sử dụng cần phù hợp theo nhóm tuổi của trẻ và 'khả năng uống thuốc của trẻ', đây là cách giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thuốc hạ sốt cần thiết trong quá trình hạ sốt cho trẻ.
- Liều lượng thuốc hạ sốt cơ bản cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho trẻ. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 mg - 15mg/kg/lần khi sốt trên 38,5 độ C.
Cần phải có tư vấn của bác sĩ mỗi khi muốn cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào (Ảnh: Internet)
- Phụ huynh cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để phòng ngừa tình trạng quá liều lâu dần có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 - 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ. Thuốc hạ sốt dùng cho trẻ phải còn hạn sử dụng rõ ràng.
- Đối với các bậc phụ huynh có con lần đầu, việc cho trẻ uống thuốc đôi khi gặp nhiều khó khăn nhất là những trẻ có tâm lý 'sợ uống thuốc', hiểu được điều đó các hãng dược phẩm đã bào chế ra những loại thuốc uống dành cho trẻ em có mùi, vị thơm ngọt dễ uống phần nào giúp các bậc cha mẹ cho trẻ uống thuốc dễ dàng hơn. Trên thị trường hiện có 3 dạng thuốc hạ sốt thông dụng được các bậc phụ huynh chọn sử dụng.
- Dạng gói bột thường có mùi hương thơm của các loại trái cây như cam chanh, dâu… nhất là có vị ngọt rất hợp với sở thích của trẻ, được sử dụng rất tiện lợi chỉ cần pha với nước sôi nguội là có thể cho trẻ uống ngay, hiệu quả hạ sốt nhanh vì dược chất paracetamol dễ dàng được hấp thụ từ dạ dày và ruột vào máu chỉ sau khi uống khoảng 15 phút - 30 phút.
Dạng gói bột được bào chế dưới những hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 250mg. Tùy theo cân nặng của trẻ chúng ta sẽ tính được khá chính xác liều lượng cần dùng cho trẻ, ví dụ trẻ cân nặng 10 kg phụ huynh sẽ cho trẻ uống một gói thuốc bột hạ sốt hàm lượng paracetamol 150mg.
- Dạng si rô rất dễ sử dụng cho trẻ vì liều lượng thuốc rất dễ lường với hàm lượng thông dụng là paracetamol 80mg/5ml, 150mg/5ml hoặc 250mg/5ml. Với nhiều mùi vị khác nhau sẽ giúp trẻ uống thuốc được thuận lợi hơn và hiệu quả hạ sốt cũng tương tự với loại hạ sốt dạng gói bột.
- Dạng viên đạn (nhét hậu môn) được bào chế với 3 hàm lượng thông thường là 80 mg, 150 mg và 300 mg. Dạng 80 mg dùng cho trẻ từ 4 - 6kg, dạng 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7 - 12kg và dạng viên đạn 300 mg dùng cho trẻ từ 13 - 24kg.
Cần lưu ý dạng tọa dược qua đường hậu môn thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn dạng uống (gói bột thơm hoặc si rô) khoảng 15 - 20 phút vì khả năng hấp thụ dược chất paracetamol từ trực tràng vào máu sẽ mất nhiều thời gian hơn.
- Khi trẻ có thể uống được thì phụ huynh sử dụng dạng gói bột hoặc si rô hạ sốt pha với nước cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, hiệu quả hạ sốt nhanh hơn và đạt được độ an toàn cao nhất khi sử dụng.
- Nếu trẻ sốt li bì, trẻ nôn ói nhiều, trẻ không thể uống được, nhất là những trẻ đang ngủ say mà phụ huynh không muốn đánh thức trẻ, cha mẹ sẽ cho trẻ dùng viên đạn nhét hậu môn để hạ sốt. Đây là cách hạ sốt rất tiện dụng cho trẻ, tuy nhiên cần chú ý liều lượng theo qui định ở trên và việc nhét thuốc vào hậu môn cần tiến hành nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm tổn thương vùng hậu môn có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:07 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:05 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:08 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:09 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:09 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:05 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:02 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:04 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:03 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:04 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023