Cách chữa bong gân cho bé không đau mà nhanh khỏi nhất

Cách chữa bong gân cho bé như thế nào thì hiệu quả? Bong gân là những tổn thương làm căng dãn, đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng - là cấu trúc kết nối xương với xương, có vai trò làm vững khớp - dẫn đến tình trạng mất vững khớp nhưng chưa gây trật khớp. Trẻ hay tinh nghịch hay nô đùa do vậy rất dễ thị bong gân, vậy phải làm gì khi trẻ bong gân đây?

Cách chữa bong gân cho bé không đau mà nhanh khỏi nhất

Bong gân có 3 mức độ khác nhau: mức độ 1 dây chằng chỉ bị căng giãn nhẹ mà không đứt; mức độ 2 dây chằng bị đứt một phần và mức độ 3 dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Bong gân có thể gặp ở tất cả các khớp nhưng ở trẻ em thường gặp nhất ở khớp cổ chân.

Các triệu chứng bong gân ở trẻ nhỏ thường không điển hình và rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng khác đặc biệt là gãy bong sụn tiếp và gãy xương thể cành tươi ở trẻ. Vì vậy bố mẹ nên đưa con mình đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn đầy đủ khi trẻ bị bong gân.

Cách chữa bong gân cho bé tại nhà

 Cách chữa bong gân cho bé tại nhà

Điều trị như sau:

Điều trị cụ thể từng trường hợp bong gân được xác định bởi các bác sĩ, dựa vào các yếu tố sau: tuổi, tình trạng sức khỏe chung và tiền sử bệnh; độ nặng của tổn thương; sự phối hợp của trẻ nhỏ đối với điều trị; kết quả kỳ vọng sau điều trị; kinh nghiệm của bác sĩ.

Điều trị ban đầu cho các trường hợp bong gân cần được tiến hành theo trình tự: để chi thể bị bong gân được nghỉ ngơi - chườm lạnh - băng ép- nâng cao chi thể.

Các điều trị khác có thể bao gồm:

Thuốc: thuốc giảm đau chống viêm có thể dùng cho trẻ nhỏ như Paracetamol ibuprofen aspirin

Hạn chế vận động: tùy vào vùng chi thể bị tổn thương và mức độ tổn thương mà bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh hạn chế các vận động thể lực ở các mức độ khác nhau trong thời gian ngắn dài khác nhau.

Bất động bằng bó bột hoặc nẹp trợ đỡ: được sử dụng đối với những trường hợp bong gân nặng hoặc những trường hợp bong gân nhẹ nhưng trẻ hiếu động nhằm giúp bất động tạm thời vùng chi thể bị tổn thương ở tư thế nghỉ ngơi.

Tập phục hồi chức năng nhằm lấy lại biên độ vận động của khớp, tăng sức mạnh của gân cơ, dây chằng và bao khớp. Tập phục hồi chức năng được thực hiện khi bệnh nhân hết đau cấp tính.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật