Cách phòng bệnh lao ở trẻ thế nào để hiệu quả lúc giao mùa

Bệnh lao có nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở những người có sức đề kháng kém như trẻ em, người cao tuổi. Lao có nhiều thể khác nhau như: lao sơ nhiễm, lao cấp tính, lao hô hấp sau sơ nhiễm lao phổi và lao màng phổi, lao ngoài phổi. Để phòng bệnh lao, cách tốt nhất là tiêm phòng vắc xin chống lao.

Các thể lao thường gặp

Lao sơ nhiễm: đây là một trong những thể lao thường gặp nhất. Triệu chứng bệnh lao sơ nhiễm là người nóng sốt, chán ăn, sốt cao, mệt mỏi, thương hàn.
Bệnh lao có nhiều thể khác nhau
Bệnh lao có nhiều thể khác nhau
 
Lao cấp tính: lao màng não lao kê cấp tính là hai biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ dẫn đến tử vong. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại di chứng trầm trọng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không được tiêm vắc xin và trẻ dưới 2 tuổi.
 
Lao kê: Là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Dấu hiệu bệnh lao kê là khó thở, cơ thể tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.
 
Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm: bệnh bao gồm lao màng phổi. Thể lao này có triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực và lao phổi, với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu.
 
Lao ngoài phổi: đây là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống, lao xương, khớp, lao hệ niệu, lao hạch, lao ruột.

Cách phòng bệnh lao hiệu quả

Tiêm phòng vắc xin là cách phòng bệnh lao hiệu quả

Tiêm phòng vắc xin là cách phòng bệnh lao hiệu quả

Với những người mắc bệnh lao phác đồ điều trị lao là giống nhau. Tuy nhiên, để tránh những biến chứng không mong muốn, tốt nhất nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Sử dụng thuốc lao đúng nguyên tắc cũng là cách để bệnh lao của trẻ nhanh chóng được chữa khỏi.
 
Có thể đánh giá đáp ứng miễn dịch của trẻ đối với việc tiêm phòng dựa vào các phản ứng sau khi tiêm. Nếu trẻ sốt nhẹ, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, loét nhẹ và để lại sẹo thì có nghĩa là trẻ đã đáp ứng miễn dịch.
 
Cũng như các loại thuốcvắc xin khác, vắc xin tiêm phòng bệnh lao có thể gây ra một số tác dụng phụ còn gọi là những phản ứng sau tiêm chủng. Tuy nhiên, chúng ta không cần lo lắng, vì đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi tiêm phòng bệnh lao. Những phản ứng này sẽ chấm dứt sau một vài ngày.
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật