Cẩn thận với bệnh còi xương ở trẻ em để tránh nguy hại sức khỏe

Xương là bộ phận cần được bảo vệ và chăm sóc bé kĩ càng hơn cả. Còi xương là bệnh nguy hiểm mà bé dễ mắc trong những năm đầu đời.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thường gặp ở các trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là do trẻ thiếu trầm trọng lượng vitamin D làm quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho của trẻ bị cản trở.

Do chế độ ăn của trẻ quá nghèo nàn lượng canxi và phốt pho hoặc do kiêng khem quá mức.

Hậu quả của bệnh 

Bệnh khiến cho xương của trẻ bị cong, xương mềm xốp.

Làm cho xương bị biến dạng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Dễ gãy xương khi gặp chấn thương.

Các biểu hiện của bệnh

Biểu hiện sớm của bệnh còi xương là trẻ hay khuấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm rụng tóc phía sau đầu (tạo thành vành khăn). Nếu không điều trị, sau vài 3 tuần dần dần sẽ xuất hiện các triệu chứng ở xương.

Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê

Trẻ chậm phát triển trong vận động: chậm lẫy, chậm bò hay chậm tập đi.

Trẻ chậm lớn răng mọc chậm, cơ thể gầy yếu.

Ở một số trẻ đầu  phát triển to hơn thân mình.

Ở những trường hợp nặng có thể thấy xương sống bị vẹo, chân tay cong.

Phòng và điều trị bệnh còi xương 

Ngay từ khi mang thai các bà mẹ cần có một chế độ ăn hợp lí nhằm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của bé.

Cho con bú thường xuyên và đầy đủ trong ít nhất 6 tháng đầu đời.

Sau khi sinh 1 tháng cho con tắm nắng để hấp thụ đủ vitamin D.

Cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông.

Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa trứng tôm, cua, cá rau xanh và dầu mỡ.

Và khi bé có những dấu hiệu của bệnh cần đem bé đến các cơ sở y tế để có được sự điều trị tốt nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật