Giải đáp những lo lắng khi trẻ nhỏ "ăn mãi không lớn"
Theo ThS. Nguyễn Thanh Xuân, Bệnh viện Đa khoa Thừa Thiên - Huế còi xương ảnh hưởng hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ. Nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh sẽ để lại các di chứng sau này. Đây là vấn đề được các mẹ vô cùng quan tâm, nên ThS. Nguyễn Thanh Xuân và BS. Nguyễn Thị Vân sẽ cùng giải đáp thắc mắc nhằm giúp các mẹ hiểu về chế độ dinh dưỡng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này.
Câu hỏi 1:
Bé trai nhà cháu 3 tuổi, ở vùng ngực của cháu xương lồng ngực bị lồi ra hơn bình thường. Bác sĩ nhi bảo cháu di chứng của bệnh còi xương và khuyên nên cho bé uống canxi và lớn thì chơi thể thao.
Cháu muốn hỏi là từ bé con cháu hoàn toàn bình thường: không bị rụng tóc, không ra mồ hôi trộm, ăn uống ngủ nghỉ hoàn toàn bình thường. Cháu 3 tuổi nặng 16 kg, cao 98 cm. Cơ thể cân đối hoàn toàn bình thường chỉ có xương lồng ngực nhô ra và tiếng thở hơi khò khè. Vậy cháu xin hỏi con cháu có bị còi xương và phương pháp điều trị thế nào ạ? Cháu xin cảm ơn rất nhiều!
Không cho bé ăn thức ăn đơn điệu, nên đổi món thường xuyên cho bé.
ThS. Nguyễn Thanh Xuân trả lời:
Xin chào bạn,
Triệu chứng của con bạn cũng là một trong các biểu hiện di chứng của bệnh còi xương Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần một triệu chứng này thì không có thể khẳng định gì cả. Các chỉ số cơ thể của con bạn như vậy là nằm trong giới hạn phát triển bình thường, bạn không cần phải lo lắng gì cả. Nếu muốn phát hiện bệnh còi xương, bạn phải đi xét nghiệm, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng nhi khoa để khám và tư vấn thêm. Ngoài ra bạn có thể điều trị dự phòng cho con bạn bằng cách cho con bạn uống vitamin AD.
Chúc con bạn khỏe và phát triển thật tốt!
Câu hỏi 2:
Bé nhà em nay được 13 tháng, bé rất biếng ăn nên mới được 9kg. Bác sĩ tư vấn giúp em xem bé nên uống sữa loại gì và làm cách nào để bé ăn và phát triển vào giai đoạn này ạ. Em cảm ơn!
BS. Nguyễn Thị Vân trả lời:
Chào em,
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra biếng ăn ở trẻ:
- Biếng ăn do tâm lý: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Trẻ biếng ăn khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa. Các tình huống thường gặp trong thực tế: pha thuốc vào thức ăn hoặc sữa; không khí bữa ăn căng thẳng
- Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn: như pha bột vào sữa không thay đổi khẩu vị thường xuyên cho bé và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp (cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc cho trẻ ăn cơm quá sớm trong khi răng trẻ chưa mọc đủ nhai).
- Biếng ăn do bệnh lý: nhiễm ký sinh trùng suy dinh dưỡng bệnh lý răng miệng loạn khuẩn đường ruột…
- Biếng ăn sinh lý: Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi... Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường.
- Biếng ăn do thuốc: do dùng quá nhiều vitamin kháng sinh
- Ngoài ra, trẻ còn có thể bị biếng ăn như sau khi tiêm phòng hoặc sau chấn thương.
Tùy từng nguyên nhân mà em có thể có các biện pháp khắc phục cụ thể:
- Cần tránh các hành vi ép buộc khi bé không muốn ăn. Khi bé ốm, nếu bé khó uống thuốc cha mẹ hãy trình bày với bác sĩ để bác sĩ cho thuốc dễ uống, không cần phải cho thuốc vào thức ăn để đánh lừa bé.
- Tránh kéo dài thời gian cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn. Không cho bé ăn thức ăn đơn điệu, nên đổi món thường xuyên cho bé.
- Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà bé thiếu; xổ giun cho bé 6 tháng/lần; giữ gìn vệ sinh răng miệng; điều trị bệnh nhiễm trùng
- Trong giai đoạn biếng ăn sinh lý các bậc cha mẹ không nên nóng lòng tự ý sử dụng các loại thuốc bổ hoặc thúc ép trẻ ăn. Hãy kiên nhẫn cho bé ăn từng bữa nhỏ, thay đổi các món ăn lạ... để chờ bé ăn trở lại.
- Nên cho bé ăn sữa chua để bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột cho bé; tránh sử dụng thuốc bổ khi không có đơn của bác sĩ; tránh sử dụng thuốc kích thích ăn.
Các loại sữa dành cho trẻ biếng ăn cần phải đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng (gồm vitamin a-xít amin và khoáng chất thiết yếu), dễ hấp thu tăng cảm giác thèm ăn và sự ngon miệng của bé. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa, bạn có thể tham khảo: sữa Pedia Plus, sữa Dielac Optimum Step 3…
Chúc mẹ khỏe, bé hay ăn chóng lớn!
- Vụ ăn cháo gà để qua đêm, 2 em nhỏ tử vong: Bảo quản cháo... (Thứ năm, 08:44:08 13/05/2021)
- Cho con ăn loại thịt này bảo sao trẻ chậm lớn, chiều cao khó... (Chủ nhật, 09:24:07 02/05/2021)
- Con uống sữa nhiều như nước vẫn không lớn, có thể do mẹ... (Thứ năm, 17:02:05 22/04/2021)
- Trẻ mấy tháng ăn được tôm và những lưu ý khi cho bé ăn tôm (Thứ sáu, 13:16:03 26/03/2021)
- 6 loại cá chứa nhiều thủy ngân, càng ăn càng hại, nhà có con... (Thứ Hai, 17:34:04 15/03/2021)
- Bé 8 tuổi cao 115 cm vì mẹ bổ sung quá nhiều canxi, tương lai... (Thứ Hai, 13:41:05 04/01/2021)
- 3 lỗi chăm con khiến bé thường xuyên bị ốm, nhất là điều... (Thứ bảy, 08:14:09 26/12/2020)
- Bé 10 ngày tuổi tử vong vì dùng mật ong, điều chuyên gia cảnh... (Chủ nhật, 20:30:03 08/11/2020)
- 6 thực phẩm gây bệnh tim mạch hàng đầu cho trẻ, mẹ chớ dại... (Thứ bảy, 08:18:05 07/11/2020)
- Thực phẩm dễ gây sâu răng cho bé, mẹ cần tránh xa (Chủ nhật, 17:42:05 25/10/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023