Trẻ ngủ nghiến răng có sao không có nguy hiểm không?

Trẻ ngủ nghiến răng có sao không? Tật nghiến răng thường gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân như sự mất cân đối của hàm răng, căng thẳng tâm lý, stress, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương... Thông thường nghiến răng thường xảy ra trong lúc ngủ nhưng cũng có những trường hợp nghiến răng khi đang thức mà bản thân người bệnh cũng không biết mình nghiến răng. Vậy trẻ nghiến răng có nguy hiểm không? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Trẻ ngủ nghiến răng có sao không có nguy hiểm không? 

Sự tiếp xúc mạnh của các răng trên và dưới khi nghiến răng sẽ tạo ra các diện mòn trên răng vì lực phát sinh lúc này mạnh gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai.

Trẻ ngủ nghiến răng có sao không?

Trẻ ngủ nghiến răng có sao không? 

Nghiến răng kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả xấu như:

1. Mòn răng

Răng cố định dần dần bị mòn, mất hết lớp men, lộ đến lớp ngà màu vàng đậm hơn, gây ê buốt, nứt gãy các múi răng, răng lung lay có thể dẫn đến mất răng. Với thời gian, tình trạng nghiến có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như gãy, sứt miếng trám, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định. Khi răng bị mòn nhiều sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt, khiến người bệnh trông có vẻ già hơn.

2. Đau mỏi các cơ

Các cơ hàm bị co thắt mạnh trong suốt thời gian nghiến nên bệnh nhân có thể bị mỏi đau hàm hoặc co cứng các cơ hàm đau đầu âm ỉ buổi sáng đau vùng mặt. Các cơ hoạt động quá mức có thể bị phì đại, tạo ra vẻ mặt mất cân xứng hay mặt có dạng vuông do phì đại cơ cắn ở cả hai bên.

3. Rối loạn khớp thái dương - hàm

Thông thường, dấu hiệu báo động đầu tiên là khó chịu hoặc đau ở khớp, có tiếng kêu lộp cộp khi há miệng hoặc khi đang nhai, há miệng khó, hoặc cứng hàm. Đau tai vì co mạnh cơ hàm, không phải nguyên nhân do tai.

Tật nghiến răng tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàm răng người bệnh.

Do đó người bệnh cần đi khám và điều trị để ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho rănggiảm đau do chứng nghiến răng gây ra.

Các biện pháp điều trị thường được sử dụng là: tư vấn, liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu; nắn chỉnh răng xô lệch,  mang máng mặt nhai (vào ban đêm hoặc ban ngày khi cần để tránh tổn thương răng, giảm đau cơ và khớp thái dương - hàm), mài điều chỉnh và loại bỏ các vướng cộm khớp cắn... Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật