Viêm ruột thừa ở trẻ em - Biểu hiện và cách phòng bệnh
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa ở trẻ em.
Viêm ruột thừa ở trẻ em tiến triển nhanh
Dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa ở trẻ em
Đau bụng
Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của viêm ruột thừa ở trẻ em cơn đau thường bắt đầu từ rốn sau đó lan sang phần bụng dưới bên phải. Thông thường, trẻ không thể giải thích được sự đau đớn, nhưng bạn có thể làm bài kiểm tra nhỏ bằng cách ấn vào khu vực giữa bụng và giữ nguyên. Nếu cơn đau trở nên dữ dội sau khi ấn mạnh tay vào, đó là dấu hiệu của đau ruột thừa.
Sốt
Những đứa trẻ bị viêm ruột thừa có thể sốt nhẹ khoảng 37,5 - 38,5 độ C. Khi sốt cao thì cảnh báo ruột thừa sắp vỡ hoặc đã vỡ.
Buồn nôn và nôn
Các triệu chứng của viêm ruột thừa tương tự với triệu chứng của viêm dạ dày do vi rút Tuy nhiên, khi có nôn kèm theo đau bụng vùng hố chậu phải và không giảm dần theo thời gian, đó là biểu hiện viêm ruột thừa.
Chán ăn
Biểu hiện viêm ruột thừa ở trẻ em là sẽ cảm thấy chán ăn Theo Healthguidance, sợ thức ăn hoặc không cảm thấy đói cũng là dấu hiệu phổ biến của viêm ruột thừa
Táo bón hoặc tiêu chảy
Vì viêm ruột thừa tương tự với các rối loạn tiêu hóa nên đứa trẻ cũng có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy Tuy nhiên, cần đi khám bác sĩ ngay nếu như triệu chứng này kèm theo các triệu chứng khác kể trên xảy ra.
Tiểu thường xuyên
Trẻ bị đau ruột thừa có xu hướng đi tiểu thường xuyên và không thể kiểm soát bàng quang như lúc bình thường.
Co cứng thành bụng
Co cứng thành bụng là một dấu hiệu của viêm ruột thừa khi kết hợp với các dấu hiệu khác. Tuy nhiên, triệu chứng này thường xảy ra sau khi đau bụng.
Lưu ý, cơn đau sẽ tăng dần và ruột thừa có thể bị vỡ ra gây nguy hiểm cho tính mạng.
Khi trẻ bị đau bụng nhiều cần đưa trẻ đi khám
Cách phòng tránh viêm ruột thừa ở trẻ em
Theo các chuyên gia y tế, viêm ruột thừa ở trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác của dạ dày Muốn xác định có viêm ruột thừa hay không, cần khám thực thể ở vùng bụng, xét nghiệm bệnh học và xét nghiệm nước tiểu chụp X-quang bụng và vùng ngực, CT scan trong trường hợp bị nhầm lẫn với bệnh khác.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng phát hiện muộn, các bậc phụ huynh cần đưa con đi khám nếu trẻ đau bụng nhiều, không giảm sau 1-2 giờ, kèm theo nôn, đi lỏng hoặc sốt để được theo dõi tại bệnh viện vì việc theo dõi ở nhà rất nguy hiểm. Ngoài ra, không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:08 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:09 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:03 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:00 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:04 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:07 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:05 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:01 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:00 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:03 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023