Viêm dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và hướng điều trị bệnh
Viêm dạ dày là bệnh gì?
Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính). Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư
Viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày
Những dấu hiệu và triệu chứng
Những người bị bệnh thường không có triệu chứng nào cho đến khi chẩn đoán. Các dấu hiệu và triệu chứng thường viêm dạ dày là:
- Ăn mất ngon
- Buồn nôn và ói mửa
- Đau vùng bụng trên
- Đầy hơi sau khi ăn
- Nếu niêm mạc dạ dày bị chảy máu bạn có thể sẽ có những triệu chứng viêm dạ dày như đi tiêu phân đen, nôn ra máu hoặc dịch ói có màu nâu lợn cợn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp của viêm dạ dày là:
- Dùng một số loại thuốc như aspirin hay các thuốc kháng viêm không chứa steroid khác (NSAID)
- Lạm dụng bia rượu
- nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori.
Có rất nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ, như:
- Uống thuốc giảm đau thường xuyên
- Lớn tuổi
- Căng thẳng
- Lạm dụng bia rượu
- các bệnh viêm nhiễm khác: HIV/AIDS, viêm đường ruột và các bệnh nhiễm khuẩn khác.
Điều trị
Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm dạ dày:
- Ăn nhiều bữa trong một ngày. Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ thức ăn
- Ăn thức ăn nấu chín
- Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng
- Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không có đơn của bác sĩ
- Ngưng hút thuốc lá
- Tái khám định kì để kiểm các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
Người viêm dạ dày cần có chế độ sinh hoạt thích hợp
Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Với sự tiến bộ của y học hiện tại, vi khuẩn Helicobacter pylori hoàn toàn có thể tiệt trừ bằng các phác đồ kháng sinh và thuốc kháng tiết dịch vị Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ chủng vi khuẩn kháng thuốc khá cao nên bạn nên tuân thủ điều trị đúng thuốc và đúng phác đồ của bác sĩ.
Điều lưu ý là bệnh có khả năng tái phát do tái nhiễm Helicobacter pylori khi sử dụng chung chén đũa với người mang vi khuẩn do đó nếu được nên khuyến khích người thân trong gia đình cùng tham gia điều trị nếu chẳng may họ cũng đồng mắc bệnh viêm dạ dày. Đây cũng là cách hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:01 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:03 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:00 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:02 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:06 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:04 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:06 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:04 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:03 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:00 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023