Bạn đang mắc hội chứng sốc độ cao nếu có những dấu hiệu này

Khi mức độ tăng lên, người bệnh bị mất phương hướng, phù não, phù phổi cấp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

75% người leo núi mắc phải hội chứng sốc độ cao ở mức độ nhẹ. Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Đức Hùng, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên Đại học Y Hà Nội cho hay, sốc độ cao (AMS - Acute Mountain Sickness) là ảnh hưởng bệnh lý của độ cao đối với con người. Đây là nỗi lo sợ của nhiều người khi leo núi hoặc lên những vùng cao.

Xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi thể trạng

Sốc độ cao xuất hiện khi cơ thể bạn nhận được lượng oxy ít hơn bình thường. Hiện tượng này thường xảy ra khi lên tới độ cao trên 2.400 m. Ở những khu vực núi cao, ngoài việc lượng oxy ít hơn, áp suất không khí thấp khiến chúng ta hít được ít oxy hơn, dẫn đến cơ thể có những phản ứng như nôn nao đau đầu buồn nôn mất cảm giác ngon miệng chóng mặt và mệt mỏi. Lên tới độ cao 3.500 m, các triệu chứng này sẽ càng rõ rệt. 

Bác sĩ Ngô Đức Hùng nói: 'AMS xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi cơ địa người khỏe cũng như người có thể trạng yếu. Bạn thường xuyên luyện tập thể dục thể thao vẫn có thể bị sốc độ cao'.

Hội chứng sốc độ cao có nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng. Khi cơ thể chưa kịp thích nghi với áp suất không khí ở trên cao, cơ thể xảy ra hiện tượng giãn hệ thống mao mạch, gây rò rỉ dịch trong lòng mạch ra khoang tế bào dẫn đến phù nề  

75% người leo núi thường mắc phải hội chứng này ở mức độ nhẹ. Người bệnh có triệu chứng thở gấp mệt mỏi nhịp tim tăng nhanh, môi và các đầu ngón tay tím bầm. Các triệu chứng xuất hiện từ 12-24h, thường nặng vào buổi tối do trung tâm hô hấp bị ức chế sinh lý Cơ thể sẽ bắt đầu thích nghi từ ngày thứ 3 và các bệnh lý trên sẽ tự khỏi.

Khi AMS ở mức độ nặng, người bệnh đau đầu dữ dội kéo dài, bị mất phương hướng phù não phù phổi cấp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Phương pháp chinh phục độ cao an toàn

Nhiều người thường truyền miệng, khi sốc độ cao có thể sử dụng các loại thuốc hoạt huyết dưỡng não thuốc an thần thuốc chống sốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, hay đi nhẹ, nói khẽ... để giảm các triệu chứng của AMS. Theo bác sĩ Hùng, đây đều là những phương pháp sai lầm. 'Tôi gọi những cách điều trị truyền khẩu là phương pháp 'hố vôi', bởi thiếu khoa học, không có tác dụng mà còn có thể gây hại khôn lường cho sức khỏe', ông cho biết tại buổi trao đổi ở trung tâm Lungta (Hà Nội) hôm 15/5 cùng những người muốn chinh phục Himalaya.

Khi gặp phải các triệu chứng khó chịu của AMS, bạn có thể dùng thuốc Tây y hỗ trợ, giúp đánh lừa cảm giác, tăng sức chịu đựng của tế bào và giảm các biến chứng nếu có.

Một số loại thuốc bác sĩ Ngô Đức Hùng khuyên dùng như Acetazolamid (uống trước và trong khi leo núi từ 4-6 ngày), Dexamethasone (uống khi cơn đau xuất hiện)...

Ngoài ra, để tránh mắc phải hội chứng này, bạn nên nạp nhiều calo giúp tăng năng lượng cho tế bào, thường xuyên kiểm tra nước tiểu để tránh tình trạng mất nước 'Ta phải lắng nghe cơ thể mình. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần dừng lại nghỉ ngơi từ 1-2 ngày để cơ thể thích nghi. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên chinh phục 300-400 m mỗi ngày, leo lên cao và nghỉ ở nơi thấp hơn'.

Bác sĩ Hùng cũng khuyến cáo, những người có tiền sử bệnh tim mạch hô hấp có nguy cơ AMS cao hơn và dễ bộc phát các triệu chứng nặng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật