Bị hen phế quản có thể chơi thể thao như bơi lội được không?

Con của tôi bị hen phế quản khi cháu 15 tuổi, vậy cháu có thể chơi thể thao chẳng hạn như bơi lội được không?

(Lữ Trung Tín - Cà Mau)

Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, tăng phản ứng phế quản với các tác nhân kích thích gây co thắt cơ trơn phế quản.

Quá trình viêm này gây khó thở rít ho tức ngực từng đợt, thường bị về đêm và sáng sớm hen phế quản được đặc trưng bởi các cơn khó thở kịch phát do co thắt phế quản.

Triệu chứng điển hình là các tiền triệu như ngứa họng, ngứa mũi hắt hơi sổ mũi ho khan thành cơn, tức ngực và sau đó là khó thở cơn chậm, rít hay xảy ra ban đêm.

Chủ yếu bệnh nhân khó thở thì thở ra, phải ngồi dậy, sử dụng nhiều cơ hô hấp phụ, tiếng thở khò khè nghe phổi thấy ran rít lan toả khắp 2 phổi, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở.

Gần hết cơn ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh. Nếu bội nhiễm thì đờm nhầy mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc đờm ra càng đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn vẫn làm việc bình thường.

Bơi lội được xem là môn thể thao thân thiện nhất đối với người bị hen phế quản các môn khác bao gồm: chạy xe đạp, bơi thuyền, câu cá, đi bộ, bơi nước rút (ngắn).

Một số môn thể thao chơi theo nhóm (đội) đòi hỏi đốt năng lượng nhanh cũng tốt cho người hen phế quản (theo Hiệp hội Dị ứng và miễn dịch Hoa Kỳ): bóng chày, bóng bầu dục, golf, thể dục dụng cụ.

Một số môn chơi thể thao có hoạt động liên tục hoặc trong thời tiết lạnh có thể làm khởi phát cơn hen: đá banh, bóng chuyền, khúc côn cầu, chạy đường dài.

Riêng với môn lặn có bình khí thì trước đây cầm tuyệt đối với người bị hen nhưng gần đây thì người ta cho phép với điều kiện bệnh hen đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, việc lặn dưới nước được xem là nguy cơ rất lớn đối với người bị hen do sự vận động và môi trường lạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật