Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm khi buồn chán - Cẩn thận!

Có thể rất khó để phân biệt ranh giới giữa lo lắng bình thường và rối loạn lo âu. Để ó nguy cơ gây bệnh trầm cảm.

Tất cả chúng ta đều cảm thấy buồn chán lo âu hay xuống tinh thần tại một thời điểm nào đó, nhưng giới hạn nào cho cảm xúc bình thường và bệnh cảnh lâm sàng của rối loạn tâm trạng lo âu?

Mức độ trầm cảm 

Trầm cảm lâm sàng được phân biệt bởi nhiều thông số bao gồm cả mức độ nghiêm trọng, thời gian kéo dài, và sự tái phát.

Các rối loạn trầm cảm nặng hơn bao gồm các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng (như có ý nghĩ tự tử), do suy giảm rõ rệt (ảnh hưởng đến công việc) và kéo dài hơn 2 tuần.

Mặc dù mức độ nghiêm trọng là một điều quan trọng để xem xét trầm cảm nhưng thường phân biệt loại trầm cảm chứ không phân biệt mức độ nghiêm trọng. Rối loạn trầm cảm có thể được chia thành 2 loại – tình trạng u uất và không u uất.

Tình trạng không u uất phản ánh sự góp phần của các sự kiện cuộc sống nghiêm trọng, như bị bạn tình chà đạp hoặc do tính cách bản thân, dẫn đến trầm cảm.

Tính cách bản thân bao gồm hay lo lắng, nhạy cảm với phán xét của người khác, là người cầu toàn, cực kì nhút nhát hoặc có cảm giác hạ thấp giá trị bản thân từ khi còn nhỏ.

Ngược lại trầm cảm u uất, được xác định như là căn bệnh, có các đặc điểm lâm sàng khá cụ thể, đóng góp di truyền mạnh mẽ, nền tảng sinh học và chỉ đáp ứng một phần với tư vấn hay tâm lý trị liệu nhưng đáp ứng tốt với thuốc chống trầm cảm

Trong trạng thái trầm cảm u uất, những người thiếu năng lượng, ít niềm vui trong cuộc sống, thường suy nhược cơ thể và có xu hướng cảm thấy tồi tệ hơn vào buổi sáng.

Trầm cảm u uất quá nghiêm trọng thâm chí bao gồm cả loạn thần, cho dù điều quan trọng là nó đáp ứng rất bình thường với điều trị thuốc thích hợp.

Rối loạn lo âu

Rất bình thường khi mọi người cảm thấy lo lắng trong các tình huống. Một số người có thể cảm thấy lo lắng khi đi dự tiệc mà không biết nhiều người, đặc biệt khi phải có bài phát biểu.

Sự khác biệt giữa lo lắng bình thường và rối loạn lo âu là khi lo lắng quá dai dẳng, cản trở bạn làm những điều bạn muốn, hoặc kéo dài ngay cả khi không có lí do hợp lý nào gây lo âu.

Rối loạn lo âu bình thường hóa có thể liên quan đến lo lắng mãn tính mà không có nguyên nhân rõ ràng và ám ảnh xã hội liên quan đến nỗi sợ nói chuyện với những người khác hoặc có quá nhiều người xung quanh.

Có nhiều rối loạn lo âu khác nhau, và có thể rất khó để phân biệt khi nào lo lắng bình thường trở thành bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật