Hội chứng trái tim tan vỡ và những điều bạn cần lưu ý

Vào thập niên 90, khi bác sĩ người Nhật đăng trên tạp chí Y học về Hội chứng trái tim tan vỡ là sự co thắt nhẹ tâm thất trái làm cho quả tim có dạng hình nón, cảm giác nghẹt thở và tăng tiết adrenalin. Đây là 3 đặc điểm lâm sàng của hội chứng này hay bệnh lý cơ tim Takotsubo.

Bệnh có thể điều trị, không để lại di chứng. Vì vậy điều quan trọng cần nhận ra những yếu tố nguy cơ và cách dự phòng.

Thường xảy ra ở phụ nữ nhưng nặng nề hơn ở nam giới

Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ nhất là ở giai đoạn mãn kinh Bệnh có thể gặp ở nam giới tuy tỷ lệ rất thấp.

Nhưng không vì thế mà bỏ qua, đặc biệt ở những nam giới có tiền sử bệnh lý tim mạch hoặc khi kết hợp các yếu tố stress sẽ làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí có thể tử vong.

Chỉ là sự rối loạn tạm thời

Người ta thường nghĩ rằng trong bệnh lý cơ tim Takotsubo là một cơn đau tim thật sự và có thể tử vong. Tuy nhiên, khi bác sĩ khám bệnh và tiến hành các xét nghiệm cần thiết khác thì không hề có dấu hiệu của suy tim

Không có cục máu đông gây tắc mạch

Dấu hiệu đáng quan tâm đó là tâm thất trái có dạng hình nón do tác động của Adrenalin làm biến dạng tạm thời cơ tim nhưng không ảnh hưởng đến động mạch vành. Nói chung những thay đổi tạm thời này xảy ra trong thời gian ngắn và không để lại di chứng nào, tuy nhiên cần có sự quan tâm đặc biệt nếu có mắc các bệnhtim mạch trước đó.

Yếu tố stress có vai trò quan trọng

Một tin buồn mất mát, thất vọng, tác động mạnh về tâm lý tình cảm… những yếu tố này đã tác động khi mà cơ thể chưa chuẩn bị sẵn sàng và điều gì đã xảy ra. 

Đó là não bộ phản ứng lại một cách “tồi tệ” nhất, do giải phóng lượng đáng kể Norépinephrine, Dopamin, Adrenalin đã “tấn công” vào trái tim Ngoài ra còn có vai trò của Catecholamine, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim Cảm giác như cơn đột quỵ với cơn đau thắt ngực chóng mặt khó thở…

Đôi lúc tưởng chừng như đã chết vì xảy ra quá nhanh và đột ngột khiến người ta không kịp phản ứng và làm gì trong những tình huống như vậy.

Có thể chết vì hội chứng trái tim tan vỡ không?

Nếu bạn không kiểm soát được những stress trong cuộc sống hàng ngày thì một lúc nào đó có thể bắt đầu như bệnh lý cơ tim, thậm chí có thể trầm trọng lên hoặc như một cơn đau tim Và nếu điều này thường xảy ra có thể dẫn đến tổn thương cơ tim.

Do đó, mỗi chúng ta nên xem đó như “một lời cảnh báo”, và hãy chăm sóc bản thân tốt hơn cả về thể chất cũng như tinh thần.

Chúng ta cần có những chuẩn bị về tinh thần để đón nhận những nghịch cảnh, những đau buồn trong cuộc sống

Không ai có thể dự đoán trước những sự việc sẽ xảy ra và cũng không biết phải phản ứng như thế nào trước những stress đó. Điều quan trọng là hãy kiên cường, tự chủ bản thân, giữ được tĩnh lặng bên trong và củng cố niềm tin.

Tóm lại, bạn hãy cố nuôi dưỡng một tinh thần minh mẫn thông qua thiền định, thư giãn...

Luôn giữ một tâm hồn thư thái thông qua các hoạt động như khiêu vũ yoga hội họa, đọc sách, âm nhạc... Bên cạnh đó, một phần không thể thiếu đó là lối sống lành mạnh tránh hút thuốc rượu bia tập luyện thể dục thể thao chế độ ăn uống hợp lý... và chính những điều này sẽ cho bạn một trái tim khỏe mạnh.

Hội chứng trái tim tan vỡ không phải là bệnh lý nghiêm trọng hoặc có thể gây tử vong nhưng đó là bằng chứng cho thấy những cung bậc cảm xúc đã có những tác động mạnh mẽ đến sức khỏe vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống mỗi chúng ta.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật