Một số những thông tin về bệnh máu khó đông ở trẻ bạn cần biết

Những năm gần đây bệnh máu khó đông hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu đã không còn là bệnh hiếm gặp ở nước ta, với tỷ lệ đối tượng trẻ em mắc bệnh là 25%, người lớn 60%. Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh máu khó đông ở trẻ để bạn hiểu rõ hơn.

Thông tin về bệnh máu khó đông ở trẻ bạn cần biết

Bệnh máu khó đông bệnh rối loạn chảy máu là chứng bệnh di truyền được biết đến là một bệnh lâu đời trên thế giới với tỷ lệ trẻ mắc bệnh máu khó đông 1/5.000 trẻ mới sinh, thường gặp ở bé trai từ 3 tuổi trở lên.

Đây là bệnh lí vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng bị chảy máu nhiều lần gây biến dạng cơ và khớp làm cho bệnh nhân khó khăn trong việc đi lại, trở thành người tàn tật, thậm chí tử vong sớm trước 13 tuổi.

Bệnh thường gặp ở các bé trai, bé gái thì ít gặp

Bệnh thường gặp ở các bé trai, bé gái thì ít gặp

Triệu chứng bệnh máu khó đông ở trẻ

Ở trẻ cũng có những triệu chứng, đặc điểm nổi bật của bệnh ưa chảy máu chảy máu khó cầm khi bị đứt tay hoặc có vết bầm tím kéo dài sau một lần ngã nhẹ. Một số triệu chứng của bệnh như:

+ Chảy máu khó cầm ở vết thương ví dụ: đứt tay, đứt chân, nhổ răng

+ Chảy và tụ máu trong khớp chiếm tỷ lệ 70% đến 80% trong các vị trí thường chảy máu với các đặc điểm thường tụ máu ở các khớp vận động và chịu lực như khớp gối, khớp cổ chân, khớp vai.

+ Chảy máu ở niêm mạc biểu hiện như: đái ra máu, đi ngoài ra máu chảy máu chân răng

+ Ngoài ra, còn các vị trí chảy máu nguy hiểm đe dọa tính mạng như chảy máu não xuất huyết tiêu hóa Chảy máu vị trí này có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau chấn thương, ví dụ: ngã hoặc đập đầu vào vật cứng.

Triệu chứng có thể bị tụ máu ở khớp gối

Triệu chứng có thể bị tụ máu ở khớp gối

Nguyên nhân gây bệnh máu khó đông ở trẻ

Yếu tố di truyền, từ cha mẹ sang con. Mỗi lần mang thai người mẹ có một nhiễm sắc thể X mang gen bệnh thì có khả năng truyền gen cho đời sau, với tỷ lệ: 1/2 trong trường hợp gen bệnh truyền cho con trai thì sẽ bị bệnh máu khó đông (Hemophilia, bệnh ưa chảy máu), còn nếu truyền cho con gái thì con gái sẽ là người mang gen Hemophilia.

Hôn nhân cùng huyết thống cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ưa chảy máu.

Điều trị bệnh máu khó đông ở trẻ

Đối với những người trong gia đình đã có người bị rối loạn đông máu ví dụ: sưng khớp, sưng chân, chảy máu kéo dài thì phải lưu ý. Những dấu hiệu như vậy với trẻ: có tụ máu, chảy máu kéo dài cần đi khám ngay.

Nếu không điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong trước 13 tuổi

Nếu không điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong trước 13 tuổi

Tránh các vận động mạnh gây chấn thương cho trẻ. Bạn cũng có thể sơ cứu tại nhà khi chảy máu ở khớp, cụ thể:

+ Quấn quanh khớp bị chảy máu bằng băng đàn hồi hoặc bít tất co dãn.

+ Chườm đá khoảng 5 phút mỗi lần.

tập thể dục và kiểm tra sức khỏe định kỳ (bao gồm cả kiểm tra cơ và khớp).

+ Tiêm tất cả các loại vắc xin phòng bệnh lây nhiễm.

+ Duy trì cân nặng hợp lý để tránh quá tải cho khớp.

+ Tránh kết hôn cận huyết thống vì dễ truyền bệnh ưa chảy máu cho con.

Bệnh máu khó đông là bệnh lý về gen nguy hiểm, trẻ bị bệnh phải dùng thuốc suốt đời. Chính vì vậy, để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và sau này của trẻ cần phát hiện bệnh và chẩn đoán chính xác để có cách điều trị phù hợp nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật