Những hiểu biết về an toàn tiêm chủng và phản ứng sau tiêm

Sau tiêm chủng trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và ít nhất một ngày (24 giờ) sau khi tiêm chủng; Sau tiêm chủng trẻ có thể có phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc...

Bài 4: Những phản ứng có thể gặp sau tiêm và cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Phản ứng nào có thể xảy ra sau tiêm vaccin?

- Vaccin cũng như thuốc khi tiêm cũng có thế xảy ra phản ứng bất thường không mong muốn.

­ Sau tiêm chủng trẻ có thể sốt đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, hoặc quấy khóc đó là các phản ứng thông thường do vaccin kích thích hệ thống miễn dịch

­ Các phản ứng nhẹ thường tự khỏi trong vòng 1 ngày không cần phải xử trí gì.

­ Một số biểu hiện trầm trọng có thể xảy ra sau tiêm chủng như: khó thở tím tái, bỏ bú co giật sốt cao kéo dài... cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời

­ Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp như sốc phản vệ có thể xảy ra.

­ Phản ứng nặng sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

­ Phản ứng nặng cần được phát hiện sớm và điều trị tại bệnh viện

- Tỉ lệ tiêm chủng cao, số đối tượng tiêm chủng lớn thì số phản ứng sau tiêm chủng nặng có thể tăng và dễ nhầm lẫn giữa các trường hợp được tiêm chủng với các trường hợp tử vong ở trẻ em do những nguyên nhân khác không liên quan tới tiêm chủng.

- Ở thời điểm tiêm chủng có thể xảy ra phản ứng do những nguyên nhân khác như trẻ mắc các bệnh tật khác trước đó thường bị quy là do tiêm chủng.

- Lịch tiêm chủng cho trẻ em thường bắt đầu rất sớm ngay từ khi trẻ sơ sinh (vaccin viêm gan B sơ sinh vaccin BCG). Các vaccin  này an toàn và giúp bảo vệ trẻ sớm: vaccin viêm gan B tiêm sớm trong 24 giờ đầu sau sinh giúp phòng lây truyền bệnh viêm gan b từ mẹ sang con (nếu bà mẹ bị nhiễm virut viêm gan b), vaccin BCG phòng bệnh lao màng não ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ rất dễ bị nhiễm trùng và các bệnh bẩm sinh hoặc có các dấu hiệu thần kinh kể cả tử vong vì thế các biểu hiện bất thường rất dễ bị quy là do tiêm chủng.

Những điều cần biết khi đi tiêm chủng

- Mang theo phiếu (hoặc sổ) tiêm chủng; Báo cho cán bộ y tế nếu trẻ đang ốm, sốt và nếu trẻ  có phản ứng mạnh đối với những lần tiêm chủng trước.

- Đối chiếu với các quy định về tiêm chủng để đảm bảo được tiêm chủng đúng như:

+ Được khám kiểm tra trước khi tiêm chủng; Được tiêm đủ mũi, đúng loại vaccin theo lịch tiêm chủng.

+ Sử dụng lọ vaccin còn nguyên nhãn, còn hạn sử dụng, được bảo quản lạnh hay trong phích vaccin.

+ Tiêm đúng vị trí, trong buổi tiêm chủng các vaccin khác nhau phải được tiêm ở những vị trí khác nhau.

+ Sử dụng 1 bơm kim tiêm còn nguyên trong bao, còn hạn sử dụng cho mỗi mũi tiêm.

 Cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng

­ Sau tiêm chủng trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và ít nhất một ngày (24 giờ) sau khi tiêm chủng; Sau tiêm chủng trẻ có thể có phản ứng thông thường như sốt đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc... Các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước, chườm mát và theo dõi trẻ. Đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên 1 ngày.

­ Có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

­ Sau tiêm chủng trẻ có thể quấy khóc hơn các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho trẻ bú.

­ Đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu bất thường như: sốt cao, quấy khóc kéo dài, bú ít, tím tái khó thở

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật