ok:Nổi mụn vì dùng... mỹ phẩm pha dầu gây kích ứng da nghiêm trọng

Bên cạnh các tác nhân gây nên mụn trứng cá khác (khí hậu nóng ẩm; mặc quần áo chật; để tóc che phủ mặt..), các mỹ phẩm pha dầu (oil-based) cũng là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá do mỹ phẩm.

Cơ chế gây mụn của mỹ phẩm: bao gồm sinh cồi, dẫn đến tắc nghẽn cơ học

Người ta nhận thấy có rất nhiều hoạt chất sinh cồi trong hàng loạt các loại mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da: sản phẩm tẩy rửa (dầu khoáng, lanotin, cetyl alcohol...) kem dưỡng da (lanolin, stearic acid, glyceryl alcohol...), phấn (bơ cacao sáp ong oxyde kẽm, bột talc, dầu bắp...), kem dưỡng ngày và kem dưỡng đêm (hydrogenated polyisobutene butylene glycol, dầu Jojoba, triethanolamine...) kem chống nắng (isopropyl myristate dầu thầu dầu thủy phân, octyl palmitate...).

Nguyên nhân gây mụn trứng cá do tắc nghẽn cơ học thường liên quan đến kem nền pha dầu

Nguyên nhân gây mụn trứng cá do tắc nghẽn cơ học thường liên quan đến kem nền pha dầu

Nguyên nhân gây mụn trứng cá do tắc nghẽn cơ học thường liên quan đến kem nền pha dầu; kem nền không nước hoặc các sản phẩm bôi giữ ẩm có chứa Glycerin, Petrolatum, Lanolin, AHAs, Urea.

Ai dễ bị mụn trứng cá do mỹ phẩm? Có đến 30% số người dùng mỹ phẩm tiếp xúc da mặt bị tình trạng này. Đặc biệt trên đối tượng có cơ địa dễ bị mụn (da nhờn), đã từng bị mụn khi ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Mụn do mỹ phẩm có biểu hiện như thế nào? Tổn thương chủ yếu là cồi trắng mụn mủ khi diễn tiến lâu thành các nốt cục màu đỏ tại nang lông, có thể gây đau hoặc ngứa, phân bố ở cằm, má, trán. Tuy nhiên tình trạng thường nhẹ, dai dẳng, tái đi, tái lại thậm chí kéo dài đến tuổi trưởng thành hoặc trung niên.

Chúng ta cần phân biệt viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm. Đây là tình trạng phát ban da gặp ở 0,5% người tiêu dùng mỹ phẩm. Hàng loạt mụn mủ mụn nước sần đỏ da, rất ngứa, xuất hiện 24 - 48 giờ sau khi sử dụng mỹ phẩm. Tổn thương có thể xuất hiện không tại lỗ chân lông

 

Sử dụng mỹ phẩm khi bị mụn

1. Sản phẩm tẩy rửa:

Trong chăm sóc da bị mụn, làm sạch da rất quan trọng. Các sản phẩm tẩy rửa phải có tác dụng tẩy rửa nhẹ nhàng, sâu trong nang lông, không gây tổn thương hàng rào bảo vệ da hoặc tăng tiết bã nhờn bù trừ.

30% người dùng mỹ phẩm tiếp xúc da mặt bị mụn trứng cá

Sữa rửa không lipid: chứa chất dưỡng ẩm, không chứa chất nhuộm màu, mùi hương, các chất bảo quản dễ gây dị ứng (paraben). Sữa rửa mặt này thích hợp cho những bệnh nhân bắt đầu điều trị mụn

Nước hoa hồng dùng để tẩy trang giúp lấy đi chất dầu khỏi da và se nhẹ lỗ chân lông.

2. Chất dưỡng ẩm: ở dạng gel hoặc dung dịch, chứa các chất giữ ẩm không tạo cồi, không gây bít tắt.

3. Chất tiêu cồi, tiêu sừng: gồm AHAs (lactic acid, glycolic acid), salicylic acid, trichloracetic acid, resorcinol. Khi bôi, các sản phẩm này sẽ gây bóc tách các tế bào sừng bên trong, hỗ trợ điều trị tình trạng tăng sắc tố sau viêm

4. Lưu huỳnh: có tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm tiêu sừng, giảm nhờn. Xà bông tẩy rửa và mặt nạ là những sản phẩm thường có chứa lưu huỳnh. Mặt nạ lưu huỳnh có thể gây bít tắc nhưng không gây nhờn da.

5. Retinol (< 1%) trong một số mỹ phẩm bôi sẽ gây tiêu sừng sâu ở nang lông. Chất này hiếm bị hấp thu qua da, nhưng cũng cần thận trọng khi dùng trong thai kỳ

Mụn trứng cá không điều trị có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Do vậy để tránh sẹo thì điều trị sớm và đúng cách mụn trứng cá là cần thiết. Quá trình điều trị mụn đòi hỏi một thời gian dài, ít nhất là kéo dài 20 tuần và cần có sự tư vấn, theo dõi của bác sĩ da liễu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật