Phác đồ điều trị đái tháo đường tuýp 1 (P2), có thể bạn chưa biết về căn bệnh này - Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Mục tiêu điều trị của đái tháo đường tuýp 1 là kiểm soát đường huyết.

3. Các phác đồ điều trị:

a) Phác đồ điều trị bệnh nhân mới phát hiện, điều trị lần đầu.

- Mục tiêu:

kiểm soát đường huyết theo yêu cầu của mục tiêu điều trị.

+ Xác định liều lượng insulin/ngày, số lần tiêm, loại thuốc insulin cụ thể cho từng bệnh nhân.

+ Xây dựng và quán triệt một phác đồ điều trị lâu dài cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tự mình hoặc cùng với thầy thuốc thực hiện hoặc điều chỉnh phác đồ này.

- Phác đồ điều trị:

+ Sử dụng insulin loại tác dụng nhanh (Apart, Lispro…), tiêm trước khi ăn 30 phút, liều khởi đầu 0,4-0,5 UI/kg thể trọng/ngày chia làm 2 hoặc 4 mũi/ngày, sau đó căn cứ trên kết quả đường huyết tăng hoặc giảm liều insulin từ 1+ 2 UI/lần. Liều cần thiết khả dụng ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 thường từ 0,5-1,0 UI/kg/ngày (từ 20-40UI/ngày).

thuốc viên: Sử dụng nhóm ức chế enzym alpha glucosidase, uống ngày 3 lần, mỗi lần uống với liều như sau: nếu dùng Glucobay từ 50-200mg, dùng Basen từ 0,2-03 mg, hoặc Glisen từ 75-300 mg.

+ Áp dụng chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực hợp lý dành cho bệnh nhân tiểu đường

+ Dựa theo kết quả điều trị, sự đáp ứng thuốc, chuyển dần sang phác đồ 2 mũi ngày sử dụng insulin tác dụng trung gian dành cho bệnh nhân ngoại trú.

b) Phác đồ điều trị bệnh ngoại trú

- Mục tiêu:

kiểm soát đường huyết theo mục tiêu điều trị.

+ Đáp ứng yêu cầu vừa làm việc như người bình thường vừa thực hiện tốt liệu trình điều trị.

- Phác đồ điều trị:

+ Sử dụng insulin loại tác dụng trung gian ( NPH, lente, Mixtard…), hoặc insulin hỗn hợp (pha ngay trước khi tiêm) tiêm trước bữa ăn sáng và tối. Phân chia 2/3 liều cho bữa sáng, 1/3 liều cho bữa tối.

+ Thuốc viên: Sử dụng nhóm ức chế enzym alpha glucosidase, uống ngày 3 lần, mỗi lần uống với liều như sau: (nếu dùng Glucobay từ 50-200mg, dùng Basen từ 0,2-03 mg, hoặc Glisen từ 75-300 mg).

+ Áp dụng chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực hợp lý dành cho bệnh nhân tiểu đường

+ Định kỳ kiểm tra đường huyết tại cơ sở y tế hoặc bằng máy đo đường huyết cá nhân, thời gian ấn định phụ thuộc vào tình hình điều trị và sự dao động của đường huyết. Thực hiện xét nghiệm đo nồng độ HbA1c trong máu, 3-4 lần/năm. 

c) Phác đồ điều trị bệnh nhân nội trú

- Đối tượng áp dụng:

+ Bệnh tiểu đườngchỉ số đường huyết tăng cao > 16,5 mmol/L, nồng độ HbA1c > 11 %.

+ Đái tháo đường có biểu hiện hôn mê toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu.

+ Đái tháo đường với các biến chứng của bệnh.

+ Bệnh nhân điều trị ngoại trú cần nhập viện để hướng đạo lộ trình điều trị .

- Phác đồ điều trị:

+ Thường sử dụng phác đồ tiêm nhiều mũi insulin:

Tiêm 3 lần trong ngày: 2 mũi insulin nhanh và 1 mũi bán chậm.

Tiêm 4 lần trong ngày: 3 mũi insulin tác dụng nhanh trước 3 bữa ăn và 1 mũi inslin nền loại NPH (hoặc Glargin) trước khi đi ngủ.

+ Điều trị các biến chứng và các bệnh khác kèm theo.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật