Trường hợp nào không cần dùng miconazol điều trị nấm?

Tôi bị nấm Candida ở đường tiêu hóa và dùng thuốc chống nấm miconazol. Bạn tôi thì bảo rằng đây không phải là thuốc được ưu tiên dùng và không phải ai cũng dùng được. Vậy điều đó có đúng không và trường hợp nào thì không dùng thuốc này?

Nguyễn Thành An (Hải Phòng)

Miconazol được dùng bôi tại chỗ điều trị các bệnh do nấm

Miconazol được dùng bôi tại chỗ điều trị các bệnh do nấm

Miconazol được dùng bôi tại chỗ điều trị các bệnh do nấm (nấm mắt, nấm ngoài da nấm âm đạo nấm đường tiêu hóa ), đặc biệt là nấm Candida (với loại nấm này khi dùng miconazol bệnh có thể khỏi tới 80 - 90%). Trường hợp nhiễm nấm Candida ở miệng và đường tiêu hóa dùng thuốc qua đường uống thuốc có tác dụng chống nấm bằng cách ức chế tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm gây ức chế sự sinh trưởng của tế bào vi khuẩn nấm.

Miconazol có thể được dùng tại chỗ, truyền tĩnh mạch và tiêm trong màng cứng. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhiễm nấm thông thường không nên dùng đường tiêm tĩnh mạch Chỉ dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch điều trị bệnh nấm toàn thân nặng. Thế nhưng trên thực tế thì miconazol cũng không phải là thuốc được ưu tiên lựa chọn trong các trường hợp này vì không mang lại hiệu quả điều trị cao. Có thể thay thế bằng các thuốc chống nấm khác như amphotericin B, fluconazol, itraconazol và ketoconazol . Miconazol lại có thể gây độc hơn và số lượng nghiên cứu trên người bệnh còn hạn chế, trong khi đó các thuốc fluconazol, itraconazol và ketoconazol có hiệu quả trên một số bệnh nấm hơn miconazol.

Khi dùng ngoài thuốc dung nạp tốt, nhưng đôi khi có thể gây kích ứng hoặc rát bỏng, ngứa, ban đỏ. Dùng uống có thể gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn nôn tiêu chảy Không dùng miconazol cho người quá mẫn với thuốc người mang thai người có tổn thương gan hay rối loạn chuyển hóa porphyrin và không được phối hợp miconazol với các thuốc warfarin, astemizol, cisaprid.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật