12 lời khuyên ăn uống lành mạnh mà vẫn siêu tiết kiệm nên biết

Ăn uống lành mạnh không nhất thiết phải đi kèm với một giá quá đắt. Bạn vẫn có thể có một chế độ dinh dưỡng tốt mà không tốn kém. Điều đó càng trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết các thủ thuật tiết kiệm chi phí.

Dưới đây là 12 lời khuyên hữu ích cho việc ăn uống tiết kiệm, theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).

Lập kế hoạch mua sắm

Để tránh bội chi và mua phải đồ không cần thiết, trước hết bạn cần lập một ngân sách chi tiêu hàng tháng, và viết danh sách đồ cần mua hàng tuần dựa trên ngân sách đó. Bằng cách đó, nếu bạn mua nhiều hơn mức cần dùng trong tuần đầu tiên hoặc thứ hai của tháng, bạn có thể cân bằng ngân sách bằng các quyết định thông minh hơn trong tuần ba và bốn.

Kế hoạch ăn uống trong tuần của bạn cũng sẽ dựa theo ngân sách. Bạn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền bằng cách chỉ mua những gì bạn cần, hạn chế mua sắm phù phiếm.

Mua sắm thông minh

Nên mua thực phẩm khi bạn không đói và không quá vội vã. Mang theo danh sách đồ cần mua, và đừng ở lại lâu trong các gian hàng, như vậy bạn sẽ không bị cám dỗ.

Nên mua thực phẩm khi bạn không đói và không quá vội vã

Nên mua thực phẩm khi bạn không đói và không quá vội vã

So sánh giá cả đúng cách

Giá thấp nhất không phải luôn luôn là giá tốt nhất. Thay vì nhìn vào giá cả, bạn hãy tìm kiếm và so sánh các "đơn giá" hoặc "chi phí đơn vị" được liệt kê trên kệ ngay bên dưới các món hàng. Giá này cho thấy chi phí cho mỗi gam, mỗi lít hoặc mỗi chai của món hàng đó, từ đó bạn có thể xác định được giá trị tốt nhất của món hàng cần mua.

Cắt và giữ lại các phiếu giảm giá

Trước khi đến cửa hàng, hãy kiểm tra các phiếu giảm giá hay thẻ tích điểm mà bạn có. Các bạn sẽ tiết kiệm được kha khá khi sử dụng chúng.

Tận dụng lợi thế của giao dịch và giảm giá

Bạn hãy xem xét việc mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa đang trong thời gian giảm giá hoặc khuyến mại. Bất cứ nơi nào bạn quyết định mua sắm, hãy kiểm tra hàng tuần hoặc hàng ngày để nắm thông tin .

Bỏ qua các thương hiệu lớn

Tránh mua hàng của những thương hiệu đắt tiền: bạn thường có thể mua được sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn.

Mua hàng với số lượng lớn

Mua hàng với số lượng lớn thường tốn ít chi phí hơn. Nhưng trong một số trường hợp, chẳng hạn như với các loại rau tươi và trái cây, mua với số lượng lớn có thể tiêu tốn rất nhiều tiền của bạn, bởi vì chúng không để được lâu và có thể hỏng trước khi bạn ăn hết. Mua các loại thực phẩm dễ hỏng với số lượng nhỏ để đảm bảo rằng bạn ăn hết chúng trước khi chúng hỏng.

Đối với một số mặt hàng dễ hỏng như thịt, cá và thậm chí cả bánh mì đóng băng và sau đó rã đông khi cần nấu cho phép bạn mua loại hàng này với số lượng lớn.

Mua sắm theo mùa

Trái cây tươi và rau quả có trong mùa thường rẻ hơn so với các khoảng thời gian khác trong năm. Ví dụ, thời gian cao điểm cho cam quýt và là vào tháng Giêng, do đó sẽ là thời gian hoàn hảo để mua nguồn vitamin C của bạn với giá thấp hơn.

Trái cây và rau đóng hộp hoặc đông lạnh

Nếu trái cây và rau trong danh sách mua sắm của bạn là rau quả trái mùa, mua chúng dưới dạng đông lạnh hoặc đóng hộp là một lựa chọn tiết kiệm tuyệt vời. Các mặt hàng đóng hộp hoặc đông lạnh có thời hạn sử dụng lâu hơn nhiều so với rau quả tươi, vì vậy bạn có thể mua chúng với số lượng lớn và không phải lo lắng về việc chúng có thể hỏng.

Nhiều rau quả đông lạnh và đóng hộp đều có hàm lượng dinh dưỡng tương đương rau quả tươi. Tuy nhiên thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản muối và đường hơn .

Để an toàn, bạn có thể mua trái cây và rau quả bảo quản trong lọ thủy tinh thay vì trong lon.

Rau

Mặc dù việc mua sản phẩm rau củ đã cắt, đóng gói sẵn rất thuận tiện và hấp dẫn tuy nhiên sẽ tiêu tốn của bạn khá nhiều tiền so với việc mua thức ăn về nhà và tự mình cắt chúng. Hơn thế nữa, tự mình chế biến sẽ giúp bạn kiểm soát được vấn đề vệ sinh.

Giữ lại thức ăn thừa

Bạn không nên vứt thức ăn thừa mà nên giữ lại và bổ sung vào bữa ăn tiếp theo của bạn. Rau luộc còn sót lại có thể đem xào hoặc nấu canh. Trái cây còn sót lại có thể làm sinh tố hoặc nước ép. Bạn có thể cho thức ăn vào hộp và cho vào tủ lạnh.

Thử bữa ăn không thịt

Để tiết kiệm tiền mua thịt và cải thiện sức khỏe bạn cần cố gắng có nhiều bữa ăn chay một tuần. USDA khuyên nên thay thế một vài bữa ăn có thịt với đậu giàu protein và đậu Hà Lan. Thay thế thịt ngon bằng các thực phẩm giàu protein khác như khoai lang hoặc cơm thập cẩm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật