Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường ăn uống để đảm bảo sức khỏe

Để kiểm soát tốt đường huyết, bệnh nhân nên chia khẩu phần thành nhiều bữa nhỏ, ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp.

Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt cho biết dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.

Việc xây dựng thực đơn hàng ngày cần dựa trên mục tiêu đạt và duy trì mức đường huyết càng gần bình thường càng tốt, giữ cân nặng hợp lý ở người trưởng thành với chỉ số BMI 18,5-22,9 hoặc ở mức cân nặng lý tưởng (kg) = (Chiều cao (cm) - 100) x 0,9. Ví dụ, bạn cao 1,6 m thì nên giữ cơ thể ở cân nặng xung quanh (160-100) × 0.9 = 54 kg.

Cách tính nhu cầu năng lượng của người bệnh đái tháo đường dựa trên chỉ số cân nặng lý tưởng (CNLT) giới tính và cường độ vận động, lao động theo bảng sau:

Cách tính nhu cầu năng lượng của người bệnh đái tháo đường

Cách tính nhu cầu năng lượng của người bệnh đái tháo đường

Lưu ý: Để kiểm soát đường huyết tốt, bệnh nhân nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không bao giờ bỏ bữa ăn, nên dùng nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, dùng vừa phải thực phẩm có GI trung bình và hạn chế thực phẩm có GI cao, tăng cường ăn rau củ.

Bệnh nhân tiểu đường nên tăng cường ăn rau, củ (Ảnh: Health)

Bệnh nhân tiểu đường nên tăng cường ăn rau, củ (Ảnh: Health)

Chỉ số đường huyết trong một số thực phẩm phổ biến như sau: 

Cơm: 71

Dưa hấu: 76

Nước cam: 41

Chuối 53

Táo: 36

Mận: 29

Xôi: 80

Khoai tây: 78

Khoai lang: 58

Xoài: 60

Sữa dành cho người tiểu đường DiabetCare: 31,5.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật