Tôi có khả năng gây sẩy thai nên mẹ bầu đừng chủ quan

Chị Lan đi khám thai về, mồ hôi đầm đìa, nhưng nét mặt chị lại tươi rói. Gọi điện thoại cho bạn, chị kể: “May quá là may! Suýt nữa thì tự hại mình. Mấy hôm nay em thấy bệnh đau dạ dày có biểu hiện tái phát, định lấy thuốc misoprostol ra uống, nhưng vì đến ngày hẹn khám thai nên thôi. Đến hỏi bác sĩ mới tá hỏa. Hóa ra thuốc này cấm tuyệt đối cho phụ nữ mang thai...”.

Nghe nhắc đến tên mình, misoprostol tôi chột dạ. Có chuyện gì mà lại ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai không biết? Một hồi tôi mới hiểu ra.

Đúng misoprostol tôi là một chất tổng hợp tương tự prostaglandin E1, có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày Người ta thường dùng misoprostol tôi để dự phòng loét dạ dày - tá tràng do thuốc chống viêm không steroid kể cả aspirin ở những người bệnh có nguy cơ cao có biến chứng loét dạ dày và những người bệnh có nguy cơ cao loét dạ dày.

Misoprostol không dùng cho phụ nữ mang thai

      Misoprostol không dùng cho phụ nữ mang thai

Tuy nhiên, sau nhiều nghiên cứu, các thầy thuốc đã phát hiện việc sử dụng tôi có thể có nguy cơ sảy thai cho phụ nữ mang thai Và các thầy thuốc khuyên những người có khả năng mang thai nên tránh có thai khi bắt đầu điều trị với misoprostol tôi và họ phải dùng một biện pháp tránh thụ thai hữu hiệu trong thời gian dùng misoprostol.

Ngoài ra, theo quy định, các cơ sở sản khoa không được sử dụng thuốc misoprostol gây chuyển dạ trên thai phụ đủ tháng và thai sống vì nguy cơ gây vỡ tử cung.

Đối với các trường hợp khác khi sử dụng misoprostol, ngoài việc tuân thủ các điều kiện chỉ định, chống chỉ định, đánh giá trước khi gây chuyển dạ cần phải theo dõi sát cơn co tử cung tim thai, các tác dụng phụ, tiến triển của cuộc chuyển dạ để đánh giá, tiên lượng và xử trí kịp thời.

Bên cạnh đó, các thầy thuốc cũng khuyên tuyệt đối không được dùng misoprostol cho những người bệnh có tiền sử dị ứng với prostaglandin phụ nữ con bú trẻ em dưới 18 tuổi. Khi sử dụng tôi điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng, bạn có thể gặp những triệu chứng: nhức đầu tiêu chảy đau bụng đầy hơi khó tiêu táo bón Nhưng chớ lo, vì đó chỉ là những tác dụng phụ của tôi. Nếu những triệu chứng này kéo dài, gây khó chịu, các bạn nên trao đổi với thầy thuốc để có phương án xử trí kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật