Cách cho trẻ ăn dặm từ 6-9 tháng tuổi phù hợp nhất

Theo các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, khi tròn 6 tháng, mẹ bắt đầu thiết kế thực đơn ăn dặm và thay đổi món ở tháng thứ 8.

Khi tròn 6 tháng tuổi, nhu cầu các chất dinh dưỡng bắt đầu tăng cao hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã hoàn chỉnh dần. Do đó đây là thời gian phù hợp để bé ăn dặm

Phụ huynh nên bắt đầu bằng việc pha một thìa bột ăn liền (bột dạng ngọt) với nửa chén nước ấm (khoảng 100 ml). Khuấy đều cho bột tan, tập cho trẻ ăn từng ít một. Khi bé há miệng để nuốt thức ăn là dấu hiệu chịu ăn. Lúc này người lớn bắt đầu nghĩ đến chuyện tăng dần khối lượng và độ đậm đặc của thức ăn, tức từ loãng sệt sang đặc dần.

Nên cho trẻ ăn mỗi loại thức ăn từ 5 đến 7 ngày để bé quen dần, đồng thời giúp mẹ phát hiện sớm tình trạng dị ứng thức ăn của con nếu có. Khi có dị ứng phụ huynh nên ghi lại rõ ràng tên thực phẩm để tránh ở lần sau và thông báo với bác sĩ nếu cần thiết.

Cơ thể trẻ cần rất nhiều dưỡng chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển. Bữa ăn cung cấp dinh dưỡng nên cần có đủ 4 nhóm thực phẩm từ tinh bột đạm rau củ trái cây và chất béo. 

Bé tròn 6 tháng tuổi ăn dặm thì thức ăn chính vẫn là sữa mẹ nên cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu và chỉ ăn một bữa bột cùng một ít nước trái cây. Có thể gợi ý xếp thời gian ăn mỗi ngày của bé như sau: 6 giờ bú mẹ, 8 giờ ăn bột, 10 giờ bú mẹ, 11 giờ bú lần nữa, 14 giờ uống nước trái cây hoặc ăn trái cây dạng mềm, 16 giờ và 18 giờ là hai lần bú cuối.

Thực đơn sẽ thay đổi khi bé từ 8 đến 9 tháng tuổi. Lúc này, trẻ đã quen dần với vài thìa bột pha loãng, phụ huynh nên tăng dần bữa ăn từ nửa chén đến một chén, từ 1 đến 2 bữa trong ngày. Nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn, giúp bé dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn và mùi vị khác nhau để khi lớn con có thói quen ăn uống đa dạng chứ không kén chọn.

Thức ăn của trẻ sẽ được chuyển dần từ mịn sang thô dần. Sau khi nấu chín có thể dùng rây để tán nhuyễn thức ăn. Các bữa ăn của trẻ được xen kẽ bằng các cữ bú mẹ. Năng lượng cung cấp cho trẻ khoảng 750-900 Kcal mỗi ngày. Thời gian cho ăn dặm gợi ý: 6 giờ bú mẹ, 8 giờ bú tiếp, 10 giờ ăn bột sữa hoặc đủ 4 nhóm thực phẩm, 12 giờ bú mẹ, 14 giờ ăn trái cây chín, 15 giờ ăn bột đủ 4 nhóm thực phẩm, 18 giờ và 20 giờ bú mẹ.

Theo các bác sĩ Trung tâm dinh dưỡng TP HCM sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp trẻ có đủ dưỡng chất và phòng các bệnh nhiễm trùng Thời gian cho bú trong một giờ đầu sau sinh và kéo dài đến 18 hoặc 24 tháng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật