Cho con uống sữa đậu nành đúng cách để không gây hại
Thường xuyên ăn đậu nành, cơ thể bạn sẽ như thế nào?
Tại sao đậu nành tốt cho người này nhưng lại gây hại cho người kia?
1. Không uống khi chưa đun sôi
Sữa đậu nành là một loại sữa thực vật có chứa các chất ức chế men trypsin saponin và một số chất không có lợi khác. Do đó, trước khi uống sữa đậu nành nhất định phải đun sôi thật kỹ, để loại bỏ các chất có hại. Nếu uống sữa đậu nành chưa sôi kỹ có thể gây đau bụng buồn nôn thậm chí là ngộ độc.
2. Không uống cùng lúc ăn trứng gà
Mẹ cần lưu ý, không nên cho con uống sữa đậu nành gần thời điểm ăn trứng gà. Bởi trong trứng gà có chứa albumin có thể kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo ra kết tủa. Những kết tủa này sẽ khiến cơ thể khó hấp thu và làm mất đi chất dinh dưỡng trong trứng và sữa đậu nành.
3. Không pha cùng đường đỏ
Nhiều người cho rằng, loại đường nào cũng giống nhau, do đó khi không còn đường trắng lại dùng đường đỏ để hòa với sữa đậu nành. Tuy nhiên, sự kết hợp này lại không có lợi cho sức khỏe Bởi trong đường đỏ có chứa các axit hữu cơ như axit lactic axit acetic… Chúng sẽ kết hợp với các chất protit canxi tạo thành các hợp chất biến tính, làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
4. Không giữ trong bình ấm
Việc ủ ấm sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt là không nên. Bởi trong đậu nành chứa saponin, chất này có thể làm chất cặn trong bình hòa vào trong sữa. Dẫn đến khi uống sữa đậu nành, cơ thể sẽ thu nạp cả những chất cặn này, và điều đó rất không tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, sữa đậu nành để trong bình giữ nóng một thời gian dài sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, khoảng mấy tiếng sau sữa đậu nành sẽ biến chất. Nếu uống sữa đậu nành bị biến chất sẽ dễ bị đau bụng đi ngoài, tiêu hoá không tốt. Do đó, bạn nên uống ngay sau khi vừa chế biến, hoặc bảo quản sữa trong tủ lạnh, nếu cần uống nóng thì đun lại cho sôi.
5. Không uống quá nhiều
Mặc dù sữa đậu nành chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe tuy nhiên bạn không nên lạm dụng nó cho con uống. Bởi quá nhiều sữa đậu nành rất dễ gây trướng bụng và đi ngoài do cơ thể không thể hấp thụ được hết dinh dưỡng có trong sữa. Mỗi ngày, người lớn không nên uống quá 500ml và trẻ nhỏ chỉ khoảng 300ml.
6. Không nên dùng thuốc cùng sữa đậu nành
Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline,erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
- Vụ ăn cháo gà để qua đêm, 2 em nhỏ tử vong: Bảo quản cháo... (Thứ năm, 08:44:04 13/05/2021)
- Cho con ăn loại thịt này bảo sao trẻ chậm lớn, chiều cao khó... (Chủ nhật, 09:24:08 02/05/2021)
- Con uống sữa nhiều như nước vẫn không lớn, có thể do mẹ... (Thứ năm, 17:02:08 22/04/2021)
- Trẻ mấy tháng ăn được tôm và những lưu ý khi cho bé ăn tôm (Thứ sáu, 13:16:03 26/03/2021)
- 6 loại cá chứa nhiều thủy ngân, càng ăn càng hại, nhà có con... (Thứ Hai, 17:34:04 15/03/2021)
- Bé 8 tuổi cao 115 cm vì mẹ bổ sung quá nhiều canxi, tương lai... (Thứ Hai, 13:41:04 04/01/2021)
- 3 lỗi chăm con khiến bé thường xuyên bị ốm, nhất là điều... (Thứ bảy, 08:14:05 26/12/2020)
- Bé 10 ngày tuổi tử vong vì dùng mật ong, điều chuyên gia cảnh... (Chủ nhật, 20:30:09 08/11/2020)
- 6 thực phẩm gây bệnh tim mạch hàng đầu cho trẻ, mẹ chớ dại... (Thứ bảy, 08:18:09 07/11/2020)
- Thực phẩm dễ gây sâu răng cho bé, mẹ cần tránh xa (Chủ nhật, 17:42:02 25/10/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023