Nêm gia vị chuẩn vào thức ăn của bé để không gây bệnh

Từ 6 tháng đến 3 tuổi, vị giác của trẻ rất nhạy cảm. Nếu mẹ nêm gia vị không đúng cách sẽ khiến trẻ bị rối loạn vị giác và nguy cơ gây ra nhiều bệnh.

Mẹ cần hiểu đúng về vị giác của trẻ

Ở độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi (tính từ lúc trẻ bắt đầu ăn dặm) vị giác sẽ học cách nhận biết và phân biệt các mùi vị khác nhau. Trong giai đoạn này, vị giác của trẻ rất nhạy cảm. Nghiên cứu cho thấy, ở trẻ dưới 3 tuổi có khoảng 10000 chồi vị giác, trong khi người lớn chỉ có khoảng 5000 vị giác.

Điều này có nghĩa là, nếu người lớn cảm thấy vị mặn vừa miệng thì đối với trẻ là rất mặn. Chính vì thế nếu mẹ dùng lưỡi của mình để thử vị cho thức ăn của bé sẽ không đảm bảo. Dễ dẫn tới tình trạng rối loạn vị giác một trong những nguyên nhân gây chứng biếng ăn ở trẻ.

Bên cạnh đó, ở những năm đầu đời, nhu cầu về muối và đường của cơ thể trẻ rất nhỏ. Nếu mẹ nêm nếm thức ăn quá mặn, quá ngọt hay quá cay, dùng quá nhiều gia vị có thể gây tích tụ muối trong cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm sau này như gan thận huyết áp tim mạch, đái tháo đường…

Nêm gia vị vào thức ăn của bé sao cho đúng?

Theo các chuyên gia, với trẻ dưới 3 tuổi nên được chế biến thức ăn riêng, để đảm bảo việc nêm nếm gia vị chuẩn xác và phù hợp với bé. Trẻ mới tập ăn dặm (5 đến 12 tháng tuổi) được khuyến khích không nêm bất kỳ gia vị nào khác, mà để con thưởng thức hương vị nguyên bản của thực phẩm

Điều này rất tốt cho sự phát triển của vị giác. Từ sau 12 tháng tuổi, mẹ có thể nêm thêm một chút gia vị vào đồ ăn của bé. Tùy vào từng độ tuổi mà lượng gia vị có thể tăng lên đôi chút, khi vị giác của bé đã phát triển hơn. Nhưng tốt nhất, trong đồ ăn của trẻ vẫn nên hạn chế đường, mắm, muối để giảm thiểu các nguy cơ bệnh mãn tính như tim mạch huyết áp đái tháo đường…

Dưới đây là bảng quy định lượng gia vị tối đa được cho vào thức ăn của trẻ trong 1 ngày:

Làm sao khi lỡ cho con ăn nhiều gia vị quá sớm?

Những trường hợp bố mẹ lỡ nêm nếm gia vị vào đồ ăn của bé quá sớm, thì bé có thể đã bị rối loạn vị giác và chỉ ăn khi đồ đã được nêm gia vị. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể làm giả muối từ thực vật để cân bằng vị giác của trẻ. Nhờ chứa hàm lượng natri thấp trong thực vật và tồn tại ở dạng muối hữu cơ nên các loại giả muối sẽ giúp cân bằng vị giác hiệu quả cho trẻ.

Lưu ý rằng, nếu bé nào mà cha mẹ chưa nêm gia vị vào đồ ăn khi mới ăn dặm thì không khuyên dùng giả muối từ thực vật, mà hãy tuân thủ đúng lộ trình ăn gia vị ở bảng trên.

Công thức làm giả muối từ thực vật như sau

Cách 1:

Chuẩn bị:

- 1/2 nắm tay cây hương thảo (rosemarry).

- 1/2 nắm tay hẹ tây (chive).

- 1/2 nắm tay ngò tây (Parsley).

- 3 lá nguyệt quế (Bay leaves).

 Cách làm:

- Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi để cho thật ráo nước.

- Đặt một tấm giấy lên đĩa, cho các loại lá này lên rồi phủ thêm 2 lớp giấy nữa lên trên cùng.

- Đặt đĩa vào lò vi sóng, để chế độ 700 Watt và quay trong 2 phút với mỗi loại để sấy khô.

- Khi lá đã được làm khô, cho vào cối giã cho nhuyễn vụn, hoặc cho vào máy xay sinh tố nghiền thật mịn.

- Cho giả muối vào lọ thủy tinh để bảo quản và dùng trong vòng 1 tuần.

Cách 2:

Chuẩn bị:

- 1 nắm tay mè đen

- 1 nắm tay mè trắng

Cách làm:

- Đun nóng chảo, cho 2 loại mè vào rang nóng trong khoảng 2 phút cho mè vàng đều.

- Tắt bếp, đổ mè ra để cho nguội.

- Cho mè vào cối giã nhuyễn, hoặc nghiền mịn bằng máy xay sinh tố.

- Đổ bột mè giả muối vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp bảo quản ở nơi khô thoáng và dùng trong vòng 1 tuần. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật