Dinh dưỡng cho trẻ bệnh tay chân miệng - Các mẹ hãy chăm sóc con thật tốt nhé!

Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau.

Vào năm học mới, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng lại gia tăng nhiều hơn bởi các em có nguy cơ mắc bệnh từ môi trường lớp học. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt đau họng khiến trẻ mệt mỏi khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân.

Những điều cần chú ý khi cho trẻ bị tay chân miệng ăn

- Nếu trẻ còn bú mẹ cần cho trẻ bú như bình thường, có thể tăng số lần bú hàng ngày của trẻ.

- Do có vết loét trong miệng nên trẻ thường đau và không muốn ăn. Vì vậy, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất, làm lỏng thức ăn để trẻ dễ ăn hơn. Với rau củ quả, cũng cần nấu nhuyễn cho trẻ.

- Phải làm nguội thức ăn rồi mới cho trẻ ăn.

Vì vậy, thức ăn cho trẻ bệnh tay chân miệng cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét.

Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng sữa sữa chua phô mai bánh Flan, tàu hủ đường... Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. 

Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 - 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.

Cần rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân nước tiểu nước bọt của trẻ bệnh. Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.

Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan tay chân miệng nhanh trong cộng đồng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật