Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, vì sao?
Bình thường, độ toan dạ dày của trẻ vốn đã thấp (pH dạ dày của trẻ bú mẹ dao động trong khoảng 3,8-5,8) nay càng thấp hơn do đó trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, sống phân tiêu chảy
Ở trẻ suy dinh dưỡng hệ thống phòng vệ tự nhiên của cơ thể bị suy yếu: lượng kháng thể IgA giảm nhiều do đó khả năng miễn dịch tại niêm mạc giảm, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính viêm tai giữa cấp tính; các tế bào lympho B cũng bị suy yếu, năng lực sản xuất các globulin miễn dịch để chống lại các tác nhân vi sinh vật gây bệnh suy giảm; tế bào lympho T bị hư biến nghiêm trọng do tuyến ức bị teo; số lượng tế bào lympho T và B, tuần hoàn giảm rõ rệt; hệ thực bào và hệ bổ thể cũng bị rối loạn... do vậy trẻ suy dinh dưỡng dễ bị nhiễm khuẩn hơn trẻ bình thường, đặc biệt là hai bệnh tiêu chảy và viêm phổi
Rõ ràng, với trẻ suy dinh dưỡng việc nuôi dưỡng, chăm sóc thưc sự có ý nghĩa sống còn.
- Nếu trẻ đang tuổi bú mẹ, cần tiếp tục cho trẻ bú. Có thể khẳng định, ở lứa tuổi này, đặc biệt khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì không có thực phẩm nào có thể thay thế được sữa mẹ
Do đó, cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu, cho bú nhiều lần trong ngày kể cả ban đêm; sau đó từ tháng thứ 5, đồng thời với việc cho trẻ ăn bổ sung, cần cho trẻ tiếp tục bú mẹ cho đến 18-24 tháng tuổi. Do trẻ đang bị suy dinh dưỡng nên cần ưu tiên cho trẻ một khẩu phần nhiều chất dinh dưỡng hơn, chế biến hợp khẩu vị để trẻ ăn được nhiều, nên cho trẻ ăn ít một, ăn làm nhiều bữa.
- Cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm tránh để xảy ra rối loạn tiêu hoá; chú ý vệ sinh cá nhân: năng tắm gội nhưng tránh nơi có gió lùa, cần giữ ấm trẻ về mùa đông, phòng ở của trẻ phải thoáng mát, sạch, xa nơi ô nhiễm... tránh cho trẻ không bị viêm mũi - họng, mụn nhọt; định kỳ tẩy giun.
Theo dõi đều đặn cân nặng của trẻ: hàng tháng nếu đường biểu diễn cân nặng của bé đi lên là dấu hiệu tốt, chứng tỏ chế độ nuôi dưỡng trẻ thích hợp, trẻ lên cân, cần duy trì. Ngược lại, đường biểu diễn cân nặng nằm ngang hoặc đi xuống, chứng tỏ chế độ nuôi dưỡng trẻ có vấn đề không ổn, cần phải điều chỉnh lại ngay đồng thời cho trẻ đến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa để được tư vấn về cách nuôi dưỡng hoặc xem trẻ có bệnh gì để xử trí ngay.
- 6 người tuyệt đối không nên ăn quả vải, đừng bon miệng mà... (Thứ năm, 10:34:07 27/05/2021)
- 6 loại rau không nên luộc, vì có bao nhiêu dinh dưỡng trôi hết... (Thứ tư, 15:11:02 26/05/2021)
- Mùa hè ăn rau diếp cá giải nhiệt nhất định phải biết điều... (Thứ Hai, 09:15:01 24/05/2021)
- 6 loại rau quả không nên dùng làm nước ép, uống vào hại... (Thứ sáu, 09:06:09 21/05/2021)
- Mùa hè uống nước dừa cứ cho thêm thứ này vừa giảm cân,... (Thứ năm, 08:59:08 20/05/2021)
- 6 kiểu người tránh xa cua đồng, ăn vào dễ ngộ độc thực... (Thứ Ba, 12:30:01 18/05/2021)
- Ăn cá chép thường xuyên cơ thể nhận về cả tá lợi ích quý (Thứ Hai, 12:28:04 17/05/2021)
- Nếu ăn hàng chục quả trứng một ngày, chuyện gì xảy ra? (Chủ nhật, 12:45:09 16/05/2021)
- Ngải cứu ngọt chứa hoạt chất ngăn chặn sự nhân rộng của... (Thứ Ba, 12:29:00 11/05/2021)
- Không phân biệt nam hay nữ, cứ kết hợp ăn lạc cùng 3 loại... (Thứ Hai, 17:34:05 10/05/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023