Cha mẹ cần cảnh giác mối nguy hiểm khi trẻ bị hạ đường huyết
Trường hợp trẻ bị bệnh nặng hơn, trẻ sẽ xuất hiện những rối loạn về thần kinh như kích thích, run, co cứng, cứng hàm, tăng trương lực tiểu không tự chủ rối loạn lời nói nói ngọng rối loạn thị giác nhìn đôi, lác hoặc các rối loạn về tinh thần như vật vã lú lẫn thoáng qua... Đôi lúc trẻ có thể lâm vào trạng thái thần kinh thực vật như rối loạn vận mạch da xanh tái, giãn mạch, vã mồ hôi tim đập nhanh...; rối loạn nhịp thở giãn đồng tử Các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng nôn, đói cồn cào vẫn tiếp tục làm trẻ vật vã khó chịu. Nếu bị hạ đường huyết nặng cũng gây ra các phản ứng giao cảm ở trẻ như đánh trống ngực lo lắng bồn chồn, run rẩy, toát mồ hôi
Trường hợp trẻ bị hạ đường huyết rất nặng thì xuất hiện các triệu chứng đột ngột như: ngất xỉu mất tri giác, trẻ lờ đờ, thở nhanh, nông, hoặc ngừng thở. Kèm theo hiện tượng thở nhanh, ngừng thở, trẻ có thể bị tím tái, co cứng đầu ngón tay, ngón chân do thiếu ôxy. Khi đó hệ thống động mạch mao mạch của trẻ cũng không ổn định khiến mạch đập nhanh, nhỏ và yếu.
Trẻ bị hạ đường huyết nặng còn có thể xuất hiện các triệu chứng như co giật run khu trú hay toàn bộ co giật toàn thân, cơn co thắt, co cứng, vã mồ hôi Các triệu chứng nặng nhất của hạ đường huyết, đến sau cơn co giật hoặc đến đột ngột, có thể nhẹ hoặc nặng như mất phản xạ, giảm trương lực cơ rối loạn hô hấp rối loạn nhịp tim và huyết áp
Phương pháp điều trị
Đối với những trẻ đẻ non 35-36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, các bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường (glucose 10%: 6-8mg/kg/phút).
Đối với trẻ lớn, khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị hạ đường huyết, cha mẹ cần cho con ăn ngay, các loại thức ăn như bột, cháo sữa Những ngày sau, nên cho trẻ ăn nhiều bữa, chia đều khoảng thời gian trong ngày để cho trẻ ăn.
Trường hợp trẻ đẻ non hoặc bệnh nặng bắt đầu truyền dung dịch đường (glucose 10%: 6-8mg/kg/phút). Những trẻ có biểu hiện hạ đường huyết cần tiêm tĩnh mạch glucose 10% (2-3ml/kg glucose 10% trong vòng 1-2 phút). Khi cần có thể tiêm nhắc lại. Sau đó, tiếp tục duy trì truyền dung dịch glucose (10% từ 6-8mg/kg/phút) cho đến khi đường huyết trở về bình thường và ổn định. Có thể phải tăng nồng độ glucose hoặc liều lượng để đảm bảo đường máu bình thường. Để theo dõi sức khỏe của bé, bạn nên trang bị những dụng cụ cần thiết như máy đo đường huyết máy đo huyết áp nhiệt kế điện tử
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:04 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:04 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:01 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:06 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:04 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:06 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:07 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:04 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:07 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:06 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023