Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 1-6 tháng tuổi mẹ cần biết
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh Vì vậy mẹ cần đảm bảo bé ngủ đủ và ngon giấc.
1. Tầm quan trọng của giấc ngủ
Hầu hết các bậc cha mẹ ý thức được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với sức khỏe của bé, nhưng đáng ngạc nhiên, rất nhiều người lại coi nhẹ giấc ngủ Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giấc ngủ đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển thể chất và trí tuệ
Giấc ngủ giúp não bộ bé phát triển tích cực
Giai đoạn quan trọng nhất trong việc phát triển não bộ và hình thành sự thông minh của bé là từ sơ sinh đến 2 tuổi. Khi ở trong bụng mẹ, thời gian ngủ của bé khoảng 16 đến 20 giờ mỗi ngày, 60% thời gian đó được dành cho các giấc ngủ nhanh (REM) và trong thời gian ngủ REM não của bé sẽ hoạt động tích cực.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khoảng 16 đến 18 giờ mỗi ngày, 50% thời gian là giấc ngủ REM. Tỉ lệ giấc ngủ REM sẽ giảm xuống khi bé lớn lớn. Ở độ tuổi trưởng thành giấc ngủ REM chỉ chiếm 25% thời gian ngủ và giảm xuống ở 10-15% ở người già
Các bác sĩ tin rằng giấc ngủ REM ở trẻ sơ sinh kích thích não bộ phát triển vượt bậc. Trong những đầu đời hệ thần kinh của bé sẽ phát triển rất đáng kinh ngạc, bởi vậy những kích thích trong thời gian ngủ này rất quan trọng giúp cho bé phát triển trí thông minh.
Trong khi đó giấc ngủ sâu sẽ giúp bé thư giãn và phục hồi năng lượng cũng rất quan trọng với sự phát triển toàn diện của bé. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu giấc ngủ sâu bị gián đoạn và bé hay tỉnh dậy giữa giấc ngủ trước năm 3,5 tuổi sẽ dẫn đến nhận thức thấp, tăng động và hệ thần kinh phát triển kém.
Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé, mẹ phải đảm bảo bé ngủ đủ giấc.
2. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng
Thời gian ngủ một ngày của bé tùy thuộc vào độ tuổi, hoạt động thể lực và giờ ăn. Sau đây là một số hướng dẫn về giờ ngủ của bé mẹ có thể tham khảo:
- Bé từ 0-1 tháng tuổi
Trong giai đoạn này trẻ sơ sinh không có lịch trình ngủ cố định. Bé sẽ ngủ gần như cả ngày và chỉ dậy vài giờ để ăn. Trung bình, một đứa trẻ 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 15-16 giờ mỗi ngày. Đồng hồ sinh học của bé ở độ tuổi này chưa được thiết lập vì vậy bé sẽ không phân biệt được ngày đêm. Nhiều bé sẽ ngủ ngày và thức đêm.
- Bé từ 1-3 tháng tuổi
Từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi, bé ngủ trung bình 15,5-17 giờ tổng cộng mỗi ngày, trong đó khoảng 8,5-10 giờ vào ban đêm và 6-7 giờ trong ngày trải dài khoảng 3-4 giấc ngủ ngắn. Trong tháng thứ 3, bé cần trung bình 15 giờ để ngủ, 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ ban ngày.
Ở giai đoạn này, hầu hết các bé đã hình thành một thói quen ngủ nhất định. Trong độ tuổi này giấc ngủ dài nhất của bé kéo dài khoảng 6 giờ/ngày và cha mẹ có thể bắt đầu nhận ra được giờ giấc ngủ của bé.
- Bé từ 3-6 tháng tuổi
Khi được 6 tháng, bé có thể chỉ còn ngủ từ 15 - 16 giờ một ngày. Thời gian này mẹ nên dạy bé về giờ giấc ngủ để hình thành thói quen tốt sau này.
3. Cách giúp bé ngủ ngon
Đôi khi trẻ sơ sinh không ý thức được giờ ngủ, bé có thể thức cả đêm và ngủ vào ban ngày. Mẹ sẽ không làm gì thay đổi được thói quen này của bé trong vài tuần đầu tiên. Tuy nhiên sau đó mẹ có thể bắt đầu dạy bé ngủ theo lịch trình mình mong muốn.
Khi muốn dỗ bé ngủ hãy cho bé bú mẹ, như vậy bé sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, mẹ không nên để bé ngủ khi đang ăn hoặc khi đang được bế. Vì như vậy bé sẽ hình thành thói quen muốn được bế khi ngủ. Điều này khiến bé gặp khó khăn ngủ lại khi nằm trong nôi hoặc trên giường.
Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng bẹ nên bế bé để ru ngủ, nhưng khi bé đã buồn ngủ thì mẹ nên đặt bé xuống giường. Bằng cách này bé sẽ học được cách ngủ một mình.
Chơi nhạc nhẹ trong khi bé đang buồn ngủ cũng là cách tốt để giúp thiết lập thói quen đi ngủ.
Để đảm bảo bé ngủ an toàn, mẹ cần đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Giường ngủ cho bé cần vững chãi, không để các loại chăn ga gối đệm và đồ chơi mềm quanh bé khi ngủ.
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:08 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:09 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:04 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:03 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:02 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:00 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:05 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:04 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:02 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:09 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023