Trẻ em dễ bị mắc những tai biến do thuốc - Nguyên nhân là do đâu?
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ
Trước hết, các bậc cha mẹ cần biết một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cơ thể trẻ em có liên quan đến quá trình hấp thu, chuyển hóa và bài tiết thuốc.
Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non với hệ thống men (enzym) ở gan chưa chín muồi (gan là nơi thuốc bị phân giải và khử độc), nồng độ protein trong máu thấp không đủ để liên kết với thuốc và chức năng thận chưa hoàn chỉnh (là nơi hầu hết các thuốc được đào thải) làm cho trẻ rất dễ bị phương hại bởi các tác dụng xấu của thuốc. Ngoài giai đoạn sơ sinh, nhiều thuốc bị chuyển hóa nhanh ở gan nên cần dùng với liều cao hơn và ở những khoảng cách ngắn hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc sử dụng các thuốc giảm đau
Do đó, đối với trẻ nhỏ, chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết vì ở những trẻ sơ sinh đẻ non hay đủ tháng các enzym khử độc còn đang thiếu, chức năng đào thải của thận cũng yếu, hàng rào máu - não và khả năng liên kết với protein trong máu cũng rất thay đổi. Ngoài ra, liều lượng thuốc ở trẻ sơ sinh chưa được xác lập chính xác như ở trẻ lớn.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có khả năng hấp thu thuốc qua da rất lớn đặc biệt ở vùng bẹn hoặc mặt (do da trẻ em vô cùng mỏng, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành, hơn nữa, diện tích bề mặt so với trọng lượng cơ thể trẻ lớn) nên những thuốc bôi ngoài dễ bị kích ứng hoặc dị ứng có thể có tác dụng toàn thân gây độc. Vì vậy, với trẻ dưới 2 tuổi không nên bôi, xoa các loại tinh dầu lên da của trẻ đặc biệt là vùng mũi (gây ngạt hô hấp vì thuốc hấp thu rất nhanh qua da trẻ). Nếu bôi thuốc mà băng lại khả năng hấp thu thuốc qua da tăng và có thể gây độc. Ví dụ, các bà mẹ hay bôi thuốc corticoid khi con bị hăm, sau đó mặc bỉm ra ngoài sẽ làm tăng hấp thu thuốc, trẻ có thể bị tác dụng phụ toàn thân.
Cơ thể trẻ em lượng nước chiếm tới 80%. Vì thế khi bị ốm, đặc biệt là tiêu chảy cơ thể mất nước trẻ sút cân rất nhanh. Những thuốc tan trong nước có thể tích phân bố rất rộng nên rất nhiều thuốc ở trẻ em khi tính theo cân nặng phải dùng liều cao hơn người lớn thì mới đủ liều (vì nước làm cho thuốc phân tán và ít tác dụng). Ở trẻ em (nhất là trẻ sơ sinh) do lượng nước nhiều, ít cơ bắp vì thế không nên dùng thuốc cho trẻ em theo đường tiêm bắp, cho đến một tuổi, đường tiêm cho trẻ em tốt nhất vẫn là tĩnh mạch Chức năng gan và thận của trẻ chưa hoàn chỉnh nên thải trừ thuốc chậm và thuốc có thể bị tích lũy trong cơ thể dẫn đến gây ngộ độc.
Nguyên nhân dẫn tới các tai biến do dùng thuốc ở trẻ em?
Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết của người lớn. Một số gia đình theo thói quen tự đi mua thuốc điều trị khi trẻ bị bệnh đã dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc hoặc dùng không đúng thuốc, không đúng liều mà không biết rằng thuốc có thể gây hại cho trẻ. Các bà mẹ tự ý bỏ hay tăng liều thuốc hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống... dẫn đến ngộ độc thuốc. Ngoài ra, cách cất giữ thuốc không cẩn thận, để thuốc bừa bãi trong tầm với của trẻ đã trở thành những nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới các tai nạn liên quan đến thuốc ở trẻ em. Trẻ có thể tự uống, tự bôi dẫn đến ngộ độc... Sự tương tác thuốc do dùng nhiều loại thuốc một lúc cũng gây ra ngộ độc, thậm chí làm thay đổi chức năng của gan và thận.
Phòng tránh thế nào?
Trước hết, các bậc cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ nhất là các loại thuốc độc, thuốc kháng sinh. Cần để thuốc ngoài tầm với của trẻ. Trẻ em là đối tượng đặc biệt, bởi vậy không quy từ liều thuốc của người lớn ra dùng cho trẻ. Khi trẻ có bệnh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và dùng thuốc đúng.
Các bác sĩ khi kê đơn thuốc cho trẻ em phải xem xét về tuổi và cân nặng, cố gắng dùng càng ít thuốc càng tốt. Khi phải dùng nhiều thuốc cần xem xét các thuốc này có tương tác với nhau hay không. Khi kê đơn thuốc phải ghi rõ ràng tên thuốc, liều lượng, hướng dẫn tỉ mỉ cách sử dụng cho trẻ. Đây là điều hết sức quan trọng. Liều lượng thuốc cho trẻ thường tính theo cân nặng, cần phải được điều chỉnh liều theo đặc điểm dược động học riêng của từng thuốc, theo tuổi, tình trạng bệnh, giới tính và theo từng loại bệnh của trẻ. Nếu không có thể dẫn đến điều trị không hiệu quả hoặc có nguy cơ nhiễm độc. Khi dùng thuốc cho trẻ, phải theo dõi chặt chẽ những phản ứng phụ của thuốc và phải luôn có các thuốc cấp cứu để phòng ngừa các tai biến có thể xảy ra.
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:07 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:04 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:05 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:01 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:07 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:00 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:09 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:07 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:06 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:02 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023