Mẹo hay giúp bé yêu tránh bị hăm tã trong mùa nóng

Hăm tã là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ mà nguyên nhân đa phần là do thói quen dùng tã cho con không đúng cách của bố mẹ, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng như hiện nay.

Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da của trẻ nhỏ hăm tã có thể do nhiều nguyên nhân: do trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, do dị ứng với chất liệu của tã dị ứng thực phẩm do trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ bị hăm tã, da vùng quanh hậu môn của trẻ sẽ có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước chảy máu diễn tiến có mủ. Điều này sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc.

Trẻ bị hăm tã là hiện tượng phổ biến ở trẻ và không khó để phòng ngữa và chữa trị (Ảnh minh họa)

Trẻ bị hăm tã là hiện tượng phổ biến ở trẻ và không khó để phòng ngữa và chữa trị

Một số cách xử lý khi trẻ bị hăm tã

- Bôi kem trị hăm cho bé, giúp mau lành chỗ hăm, đồng thời theo dõi chỗ hăm tã để nắm được tình hình của trẻ.

Lưu ý: Không dùng chung một tuýp kem trị hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bố mẹ đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì không dùng lại ngón tay đó mà phải dùng ngón tay khác lấy thêm kem để đảm bảo vệ sinh cho trẻ.

- Trẻ bị hăm tã cần được thay tã nhiều hơn để giữ gìn vệ sinh và không làm vùng da bị hăm thêm nghiêm trọng. Nếu thời tiết không quá lạnh, bố mẹ không cần mặc tã cho bé mà nên để bé khô thoáng. Hoặc dùng lót khăn vải thấm nước dưới mông bé khi ngủ, khi nào miếng vải ướt thì thay mới.

- Nếu trẻ đang dùng tã vải mà bị hăm, có thể là do nước xả vải hoặc tã giặt chưa sạch. Các mẹ hãy giặt lại bằng nước thật sạch và lựa chọn nước xả an toàn và hợp với da bé.

- Một số trường hợp trẻ bị hăm tã do ăn thực phẩm mới, mẹ dừng cho bé ăn và thay thế bằng một món khác.

- Quấn tã chặt cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã. Bố mệ nên kiểm tra lại cách quấn tã hiện tại có làm con thoải mái hay không và điều chỉnh lại. Tốt nhất, khi trẻ bị hăm tã, bố mẹ nên quấn tã thật lõng để không khí vào sẽ giúp vết hăm được thông thoáng và mau lành. Chú ý, hạn chế dùng tã quần và nên sử dụng tã dán.

- Lá trà xanh có thể trị hăm tã cho bé hiệu quả. Mẹ chỉ cần nấu nước trà xanh và dùng nước đó để rửa cho bé ngày 3 lần. Sau khi rửa xong mau chóng lau khô, lau kĩ vùng có nếp gấp, bẹn. Sau vài ngày, tình trạng của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.

- Việc vệ sinh cho bé sau khi đi tiêu cũng cần được thực hiện đầy đủ. Bởi nếu mẹ không chú ý để vệ sinh cho con kỹ, tình trạng hăm tã sẽ nặng hơn. Thay vì dùng khăn giấy ướt như thói quen của nhiều bà mẹ, bạn nên dùng khăn mềm lau khô rồi mặc tã mới cho bé. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Bên cạnh đó, mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé.

Đối với những trường hợp trẻ bị hăm tã nặng và kéo dài không khỏi, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Cách phòng tránh hăm tã cho trẻ

Chọn tã cho trẻ: Để hạn chế tối đa các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng hăm tã ở trẻ, bố mẹ nên chọn những loại tã có khả năng thấm hút cao nhằm giúp bé có được sự thoải mái, thông thoáng khi mặc. Đồng thời, nên ưu tiên loại tã có vách chống tràn mềm để tránh cọ xát vào hai bên đùi của trẻ.

Thường xuyên thay tã cho trẻ: Bố mẹ không nên chờ cho đến khi tã ướt hoặc đầy mới thay tã mới cho trẻ. Mặc tã quá lâu cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã.

Vệ sinh cho trẻ: Sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh, mẹ cần vệ sinh thật sạch cho trẻ lần lượt theo thứ tự: rửa bằng nước - lâu khô - mặc tã mới.

Không quấn tã quá chặt: Quấn tã chặt sẽ khiến da bé bị bí, khó thoát mồ hôi và gây hăm tã

Dùng khăn ướt an toàn: Bố mẹ nên chọn mua khăn ướt rõ nguồn xuất xứ, để tránh da dị ứng với các chất có trong khăn ướt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật