5 bí mật 'xấu xí' của mỹ phẩm các nàng nên biết để tránh
1. Danh sách thành phần không trung thực
Theo lẽ thường, tất cả các nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm (Ingredients) sẽ được in đầy đủ lên bao bì. Tuy nhiên, bạn đừng vội tin danh sách đó một cách tuyệt đối bởi chúng rất có thể đã bị nhà sản xuất "ăn bớt". Ta có thể bắt gặp sự "xảo trá" này trên khá nhiều sản phẩm được khẳng định là "100% tự nhiên". Nhà sản xuất có thể liệt kê tỉ mỉ từng loại nguyên liệu tự nhiên như thảo dược nước cất nhưng lại hoàn toàn không đả động gì đến khái niệm chất bảo quản
Bạn nên biết rằng một khi sản phẩm nào đó đã có thành phần nước thì nó buộc phải có chất bảo quản để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn Chất bảo quản có hai loại: chất bảo quản tự nhiên và chất bảo quản hóa học. Trong đó, chất bảo quản tự nhiên an toàn hơn nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên chất bảo quản hóa học được sử dụng rộng rãi hơn.
Vì vậy, nếu sản phẩm "100% tự nhiên" bạn đang dùng có chứa nước nhưng lại không hề có tên chất bảo quản nào thì nhiều khả năng là nó có chứa chất bảo quản hóa học. Mặc dù chất bảo quản hóa học sẽ không gây nguy hiểm nếu được dùng với liều lượng trong mức cho phép nhưng rõ ràng là với sự có mặt của nó, cái mác "100% tự nhiên" chính xác chỉ là "danh hão".
2. Sự thiếu liên quan giữa thành phần và công dụng
Mỗi loại mỹ phẩm tung ra thị trường đều được nhà sản xuất "gắn mác" công dụng riêng biệt nhưng không phải lúc nào công dụng và thành phần thực sự của sản phẩm cũng liên quan đến nhau. Thường thì các nhà sản xuất/thương hiệu sẽ làm việc với các nhà hóa học khi muốn cho ra đời sản phẩm mới và nhiệm vụ của các nhà hóa học có thể chỉ là tạo ra sản phẩm với những thành phần mà nhà sản xuất yêu cầu.
Một khi sản phẩm đã hoàn thành, nó sẽ được nhà sản xuất gắn cho những công dụng thật "bắt tai" ví dụ như "thải độc cho da", "thanh lọc da", "hồi phục da", v.v... cho dù thành phần thực sự của sản phẩm có thể chẳng liên quan gì đến những công dụng đó. Hiểu một cách ngắn gọn, sản phẩm sẽ do các nhà hóa học điều chế, còn công dụng của nó ra sao lại là do nhà sản xuất "thiên biến vạn hóa".
Sự thiếu liên quan giữa thành phần và công dụng
3. Chi phí bao bì khiến cho sản phẩm "đội giá"
Có một điều mà ai cũng phải công nhận đó là sản phẩm trông càng long lanh bao nhiêu thì càng dễ chinh phục khách hàng bấy nhiêu. Đơn cử như khi chọn mua kem dưỡng da không ít khách hàng sẽ thiên vị loại được đặt trong hũ bằng thủy tinh hơn là hũ nhựa bởi thủy tinh tạo cảm giác chất lượng hơn.
Nắm được tâm lý đó, các hãng mỹ phẩm không tiếc công thiết kế bao bì sản phẩm sao cho thật "sang chảnh" để hút khách. Như vậy, rất có thể sản phẩm bạn đang dùng đắt đỏ là vì bao bì chứ không phải vì chất lượng bên trong. Tất nhiên, chúng ta không thể "đánh đồng" tất cả các sản phẩm dựa trên điều này nhưng lời khuyên được gửi gắm ở đây là bạn hãy chú ý đến thành phần, nguyên liệu của loại mỹ phẩm mình sắp mua thay vì chỉ chăm chăm vào hình thức của nó.
4. Chất hóa học núp dưới nhiều "nghệ danh"
Nhiều nhà sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm dưỡng da thường có xu hướng "thay tên đổi họ" cho một vài thành phần hóa học có trong sản phẩm để giảm bớt độ... ghê rợn, đơn cử như formaldehyde thường được thay bằng cái tên "methanal". Hẳn không cần giỏi hóa học bạn cũng đã ít nhiều biết rằng formaldehyde (tên thông dụng hơn là foocmôn) là hợp chất khá độc hại chuyên được sử dụng để diệt khuẩn, bảo quản (từ tẩy uế cho đến bảo quản mỹ phẩm mẫu sinh vật, ướp xác, v.v...) và còn bị cho là có khả năng gây ung thư
So với cái tên formaldehyde, danh xưng mỹ miều methanal tạo cảm giác an toàn hơn rất nhiều mặc dù chúng là một. Và sự thật là chất bảo quản này có mặt trong hầu hết các sản phẩm mà phái đẹp sử dụng hằng ngày, từ kem dưỡng tóc cho đến dung dịch tẩy trang
5. Những câu chuyện ly kỳ
Một mánh khóe khác được các thương hiệu tận dụng để cho người tiêu dùng "vào tròng" là lan truyền những câu chuyện thật ly kỳ về sản phẩm. Đó có thể chỉ là những câu chuyện hư cấu nhưng đáng ngạc nhiên là chúng lại thuyết phục được rất nhiều khách hàng. Những câu chuyện này thường thần thánh hóa một hoặc nhiều thành phần chính của sản phẩm, tạo nên một cái cớ hoàn hảo để nhà sản xuất đưa ra một cái giá "trên trời".
Điển hình là trường hợp của một sản phẩm kem dưỡng da đắt đỏ vô cùng nổi danh. Loại kem dưỡng này có thành phần chính là chiết xuất tảo biển thứ được quảng cáo là có tác dụng vô cùng thần kỳ giúp khắc phục hầu hết các vấn đề về da. Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ có duy nhất thành phần đó có thể gọi là cao cấp, còn lại là hàm lượng lớn những chất khá rẻ tiền trong đó có dầu khoáng, petrolatum - vốn là hai chất có nguồn gốc từ dầu hỏa. Dù chứa những thành phần đáng đặt dấu hỏi như vậy nhưng nhờ có một sự tích ly kỳ mà sản phẩm này vẫn bán chạy như tôm tươi với mức giá cực kỳ "chát".
- Chuyên gia da liễu chỉ ra "danh sách đen" các sản phẩm... (Thứ Hai, 13:11:09 08/03/2021)
- 4 sản phẩm được các chuyên gia làm đẹp khuyến cáo da nhạy... (Thứ Ba, 17:09:01 29/12/2020)
- 4 sai lầm khi dùng serum vitamin C khiến da sạm đi nhanh chóng (Thứ tư, 10:18:00 22/07/2020)
- Cảnh báo: Đừng tin tưởng mù quáng vào mỹ phẩm handmade (Thứ năm, 16:13:09 28/02/2019)
- Những dụng cụ trang điểm không thể thiếu trong tủ đồ của... (Thứ năm, 11:40:08 28/02/2019)
- Mách nhỏ 5 mẹo tuyệt hay xử lý đồ trang điểm gặp sự cố (Thứ năm, 11:25:01 28/02/2019)
- Sản phẩm chứa chì: Đẹp trước mắt, hại về sau! (Thứ tư, 14:32:03 27/02/2019)
- Nguyên tắc "vàng" lựa chọn phấn nền không thể không... (Thứ tư, 09:20:02 20/02/2019)
- Ưu và nhược của các loại kem nền phổ biến nên tìm hiểu ngay (Thứ Ba, 09:40:06 19/02/2019)
- Phân biệt nước hoa thật, giả như thế nào nhanh nhất? (Thứ Hai, 09:55:08 18/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023