Bệnh thủy đậu có lây không? Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

“Bệnh thủy đậu có lây không?” chính là câu hỏi mà đa số bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đặt ra. Câu trả lời là bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể lây nhiễm thông qua rất nhiều cách khác nhau. Bài viết này sẽ giúp các bạn có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi "thủy đậu có lây không", nhận biết và phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm thủy đậu

Bệnh thủy đậu có lây không và lây qua những con đường nào?

Thay vì đặt câu hỏi “Bệnh thủy đậu có lây không?”, bệnh nhân và người nhà nên thắc mắc: “Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?”. Bởi vì thủy đậu rất dễ lây truyền. Thủy đậu do siêu vi Varicella Zoster virus (VZV) gây nên.

Mặc dù bệnh xảy ra đa số ở trẻ em, nhưng người lớn bị thủy đậu cũng không phải là trường hợp hiếm. Trong gia đình nếu người nào chưa từng bị sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao nếu tiếp xúc với người bệnh.

Bệnh thủy đậu lây lan qua các con đường sau đây:

- Bệnh thủy đậu có thể dễ lây từ mẹ sang con thông qua nhau thai trong thời kỳ mang thai

Bệnh thủy đậu có thể lây từ mẹ sang con trong thời kì mang thai

Bệnh thủy đậu có lây không? Câu trả lời là có

- Thủy đậu lây qua sự đụng chạm đến những vết thủy đậu của người bệnh và người bình thường.

- Bệnh lây qua đường hô hấp thông qua việc người bị thủy đậu hắt hơi hoặc ho Khi người bình thường tiếp xúc với những giọt nước nhỏ mang mầm bệnh trong không khí cũng sẽ bị lây nhiễm nhanh chóng.

- Bệnh thậm chí lây nhiễm qua sự tiếp xúc quần áo hoặc ga trải giường do chất dịch từ nốt thủy đậu hoặc những giọt nước nhỏ từ miệng hoặc mũi của người nhiễm.

- Đặc biệt bệnh thủy đậu hoàn toàn có thế lây từ người bệnh sang người bình thường ngay cả trong thời gian chưa nổi ban ngứa đến sau khi các vết ban đã lành. Nghĩa là trong thời gian từ lúc nhiễm phải siêu vi cho đến khi lành hẳn, nếu tiếp xúc với người bệnh, bạn đều có nguy cơ cao bị lây thủy đậu.

Vậy cách nào để phòng ngừa lây nhiễm bệnh thủy đậu?

Dù căn bệnh thủy đậu có lây không thì việc phòng ngừa bệnh cũng rất cần thiết. Nhất là khi bệnh thủy đậu không những có thể lây nhiễm mà còn có nguy cơ lây rất rộng. Chính vì vậy, nếu trong gia đình có người bị thủy đậu thì các thành viên còn lại cần có những biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn lây lan, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai và những người hệ miễn dịch yếu, hoặc người chưa từng bị thủy đậu.

Tránh tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu

Tránh tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu 

Trong gia đình, nếu có người nhiễm bệnh, cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp sau đây:

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh. Đặc biệt, cần duy trì sự hạn chế này cho đến sau khi các nốt ban lành hẳn, bởi sau khi nốt ban đóng vảy, sự lây truyền vẫn có thể diễn ra.

- Đối với người nhà trực tiếp chăm sóc người bị thủy đậu cần đeo khẩu trang, bao tay y tế,… Ngay sau khi tiếp xúc cần rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.

- Vệ sinh phòng người bệnh và cả nhà bằng các dung dịch diệt khuẩn.

- Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ em người lớn và phụ nữ trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Cách phòng ngừa lây nhiễm khi bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu vốn là một bệnh phổ biến và lành tính nếu được chăm sóc tốt, tuy nhiên các biến chứng gây ra như viêm phổi viêm não và màng não rất nguy hiểm. Bởi vậy, mỗi người cần hiểu rõ được cơ chế lây lan để phòng tránh cho gia đình và bản thân kịp thời khi có người thân bị bệnh thủy đậu.

Sau bài viết này bạn sẽ không phải thắc mắc "bệnh thủy đậu có lây không?" nữa nhé!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật