Dây rốn: Chức năng của dây rốn đối với sự sống của thai nhi

Tìm hiểu về dây rốn

Dây rốn là sự sống của thai nhi làm nhiệm vụ truyền chất dinh dưỡng oxy và máu từ nhau thai tới bào thai. Nếu may mắn, bạn sẽ được nhìn thấy dây rốn của bé khi vừa chào đời. Thông thường sẽ chẳng ai nhớ đến bộ phận này trên cơ thể bé chỉ 1-2 tuần sau sinh, khi dây rốn rụng.

Dây rốn là sự sống của thai nhi

Dây rốn là sự sống của thai nhi

Một đầu của dây rốn được gắn với nhau thai nhau thai lại gắn vào thành tử cung. Đầu còn lại của dây rốn nối với bào thai bằng một lỗ nhỏ trên bụng, khi phát triển hoàn thiện, lỗ nhỏ đó chính là rốn.

Trung bình dây rốn dài khoảng 56cm

Trung bình dây rốn dài khoảng 56cm

Trung bình dây rốn dài khoảng 56cm, tuy nhiên cũng có thể dài hoặc ngắn hơn một chút xíu ở từng người. Sau khi sinh con xong, bác sĩ sẽ cắt dây rốn cho bé. Đầu dây rốn bị cắt gần sát với bụng bé - gọi là cuống rốn. Cuống rốn có thể khô và rụng hẳn trong vòng 7-21 ngày sau khi em bé chào đời.

Chức năng của dây rốn

Nếu dây rốn hoạt động tốt, bào thai sẽ nhận đủ dưỡng chất để phát triển cho đến cuối quý III của thai kỳ và trong suốt quá trình chuyển dạ.

Chức năng của dây rốn là cung cấp oxy, chất dinh dưỡng

Chức năng của dây rốn là cung cấp oxy, chất dinh dưỡng

Ngoài chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng dây rốn còn truyền cả chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Bởi vì kháng sinh sẽ ngấm vào mạch máu của mẹ. Dây rốn vận chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ mẹ tới bào thai.

Đồng thời, dây rốn còn nhận những chất đào thải từ bào thai ra nhau thai. Đó là lý do các mạch máu bên trong bào thai luôn giàu oxy, dinh dưỡng và sạch khuẩn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật