Tư vấn trực tiếp: Nam giới với bệnh trầm cảm sau sinh

Theo các chuyên gia y tế, vai trò của người chồng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hành trình giúp sản phụ thoát khỏi trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh: chiếm tỉ lệ 10- 15%. Đó là tâm lý chán nản nặng nề, không tha thiết với tất cả những gì xảy ra xung quanh, kể cả đứa trẻ được sinh ra. Hầu hết sản phụ trong nhóm này đều có cảm giác bất cứ chuyện gì trong thời điểm ấy đều quá sức với mình.

Vì vậy, họ không muốn tham gia bất cứ hoạt động nào của gia đình cũng như xã hội; sản phụ cảm thấy mất tự tin với bản thân, một số trường hợp không được điều trị sớm dễ dẫn đến trạng thái muốn tự tử hủy hoại bản thân.

Loạn thần: đây là tình trạng hiếm gặp của trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, hệ quả của tình trạng trên rất nặng nề. Sản phụ sẽ mất khả năng kiểm soát hành vi của mình và dẫn đến loạn thần.

Và khi bị trầm cảm sau sinh sự hỗ trợ của người chồng và người thân trong gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cải thiện tình trạng bệnh. Nếu người vợ được quan tâm, chia sẻ đúng lúc, thì cảm giác cô đơn buồn chán sẽ giảm đi, khiến tâm trạng người phụ nữ cũng cải thiện.

Ngược lại, nếu người thân và đặc biệt người chồng không có sự giúp đỡ, thì người phụ nữ càng rơi vào trạng thái trầm cảm nặng hơn và có thể dẫn đến những hậu quả như làm hại con tự sát

Tuy vậy, để người chồng nhận thức được vai trò của mình như thế nào trong tình huống này lại là vấn đề không đơn giản. Vì hầu hết mọi người dễ dàng bỏ qua các triệu chứng trầm cảm của vợ, và nghĩ rằng, chắc cô ấy ít ngủ vì lo cho con, chắc cô ấy cáu giận thế thôi... và cứ như thế, bệnh phát triển và người chồng vẫn vô tư nghĩ vợ mình ổn.

Để giúp các nam giới có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng trầm cảm sau sinh của phụ nữ, chúng tôi thực hiện chương trình tư vấn trực tuyến: Nam giới với trầm cảm sau sinh.

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

-    Ths.Bs Phạm Vũ Thiên – Phó giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP). Ông Phạm Vũ Thiên có nhiều năm kinh nghiệm làm về giới, truyền thông và các vấn đề xã hội

-    Ths. Tâm lý Lã Linh Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý – giáo dục (PPRAC). Bà Linh Nga là chuyên gia trị liệu - tâm lý lâm sàng cho phụ nữ trầm cảm sau sinh

-    Nhà văn, nhà nhiếp ảnh, võ sư – Đoàn Bảo Châu.

Ngay từ bây giờ, bạn hãy đặt câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ gửi câu hỏi đến cho các chuyên gia.

NỘI DUNG CÂU HỎI GIAO LƯU :

MC: Thưa Nhà văn, nhà nhiếp ảnh, võ sư Đoàn Bảo Châu, với kinh nghiệm của mình, anh có thể chia sẻ trong thời gian vợ anh mang thai và sinh con, anh cảm thấy như thế nào? Nhà văn: Đoàn Bảo Châu

Nhà văn Đoàn Bảo Châu: Tôi lúc đầu cũng như đàn ông khác ở Việt Nam, cũng không nghĩ ngợi nhiều, nhưng sau có một người bạn nước ngoài cho một cuốn sách thì đọc và thấy cần chuẩn bị tâm lí nhiều.

Ths. Bs Phạm Vũ Thiên: Độ trưởng thành là vấn đề, nhìn lại, tôi thấy tuổi lấy vợ cần phải trưởng thành trong suy nghĩ và chuẩn bị cẩn thận mọi vấn đề.

Sau nhìn lại, thầy mình có lỗi. Dù cũng giúp vợ một số việc như chăm con, pha sữa nhưng sự chuẩn bị, và sự trưởng thành thật sự chưa đủ chín.

Nhiều phụ nữ phải sống với gia đình có chuẩn giá trị khác, bị áp lực, có bầu sinh con nên họ gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết nhà chồng đều nghĩ việc chăm con là của con dâu, nếu không tạo điều kiện tốt thì người phụ nữ sẽ rất khổ.

MC: Thưa Bs. Phạm Vũ Thiên, theo như anh được biết thì những người chồng – những người nam giới khác còn gặp những khó khăn, áp lực gì khác so với trường hợp trên của nhà văn, nhà nhiếp ảnh, võ sư Đoàn Bảo Châu?

Nhà văn Đoàn Bảo Châu: Đa phần người đàn ông gần như không có áp lực, và cũng không đủ nhạy cảm để nhìn ra áp lực của người phụ nữ gánh chịu.

Còn đàn ông trầm cảm trong giai đoạn này chủ yếu từ các nguyên nhân khác chứ không phải áp lực chăm con.
Nam giới cần có sự trưởng thành, có trách nhiệm đặc biệt là khi có con. Cũng có nhiều lo lắng, lo lâu nhưng không đến mức trầm cảm.

MC: Theo anh, nam giới có xu hướng phản ứng như thế nào để “chống đỡ” các khó khăn, áp lực đó? Nhà văn, nhà nhiếp ảnh, võ sư Đoàn Bảo Châu.

Nhà văn Đoàn Bảo Châu: Muốn làm được gì cũng phải đào tạo, nhưng vai trò làm chồng không phải ai cũng làm tốt. Các gia đình mà con dâu ở với mẹ chồng thì phụ nữ càng nhiều áp lực. Mâu thuẫn do sự khác biệt về thế hệ, về chăm con. Ví dụ xung khắc về chăm con, khiến mâu thuẫn gia đình thêm nhiều.

Ths. Bs Phạm Vũ Thiên: Ở nước ngoài có những lớp tiền sản, hầu hết các cặp vợ chồng đều học và chuẩn bị tinh thần để chăm con. Tuy vây, ở Việt Nam, gần như các nam giới không chú trọng đến việc này.

Rõ ràng là mọi người đều không được chuẩn bị tốt, nên đẩy phụ nữ đến nhiều khó khăn hơn, khiến họ căng thẳng hơn, áp lực hơn trong cuộc sống

MC: Từ khía cạnh giới và truyền thông, thưa Bs. Phạm Vũ Thiên, anh nhìn nhận như thế nào về tình trạng khá phổ biến hiện nay: Sự vô tâm của các ông chồng khi các ông chồng thường “khoán” việc chăm con cho vợ với một lí do chính đáng là vợ nghỉ sinh, trong khi mình vẫn tiếp tục làm việc? Bs. Phạm Vũ Thiên

Ths. Bs Phạm Vũ Thiên: Đôi khi mâu thuẫn giữa các thế hệ, nhưng người tnam giới cũng không biết giải quyết thế nào. Và cũng không phải người chồng nào cũng không chia sẻ với vợ.

Họ cũng kông hiểu sự mâu thuẫn giữa vợ và mẹ. Nhiều người chồng không hiểu vợ, và dễ làm tổn thương vợ, không biết chăm con thế nào nên không giải quết được mâu thuẫn giữa vợ và mẹ.

Nếu chồng có kiến thức thì sẽ hỗ trợ, và giải quyết vấn đề tốt hơn trong gia đình. Đối với phụ nữ, người chồng chia sẻ và thấu hiểu là điều quan trọng.

MC: Thưa Ths Lã Linh Nga, trong quá trình trị liệu cho các trường hợp trầm cảm sau sinh, chị nhận thấy những người chồng tham gia vào quá trình trị liệu/ điều trị của vợ mình như thế nào?

Ths. Tâm lý Lã Linh Nga: Nếu người chồng tham gia điều trị tích cực cùng vợ, thì không giải quyết được vấn đề.

Ths. Bs Phạm Vũ Thiên: Người chồng có thể giúp phát hiện sớm trầm cảm của vợ. Hoặc có thể giải quyết được áp lực tâm lí cho vợ.  Người chồng có thể giúp phát hiện sớm trầm cảm của vợ. Hoặc có thể giải quyết được áp lực tâm lí cho vợ.

Để giải quyết được vấn đề, cần giải tỏa bức xúc của người phụ nữ. Tất cả những căng thẳng lo âu của người phụ nữ phải được giải quyết nếu không sẽ kéo dài. Người thân trong gia đình cần cùng tham gia quá trình này, đặc biệt người chồng phải tham gia và đồng hành cùng vợ thì mới giải quyết được. Vì điều trị này không bóc tách ra khỏi môi trường sống. Điều trị là câu chuyện của ngành y, hay chuyên gia tâm lí, mà còn là vai trò của gia đình nữa.

MC: Với kinh nghiệm trị liệu cho các trường hợp trầm cảm sau sinh của mình, chị có nhận thấy có sự khác biệt gì về kết quả điều trị giữa một phụ nữ trầm cảm sau sinh được chồng quan tâm, hỗ trợ và một phụ nữ trầm cảm sau sinh chỉ có một mình, không có quan tâm, hỗ trợ từ chồng?

Ths. Tâm lý Lã Linh Nga: Người phụ nữ không có sự hỗ trợ cũng rất ít, có nhiều trường hợp lại là chị gái và mẹ đưa đi khám mà không phải là chồng đưa đi khám.

Hầu hết, phụ nữ nào cũng có vấn đề với chồng. Phụ nữ ở nhà, dễ có cảm giác tủi thân, đặc biệt là chồng hầu hết không quan tâm, vẫn giữ các thói quen sinh hoạt cũ. Nếu thay đổi một chút trong cuộc sống, có những cử chỉ quan tâm đến vợ thì cải thiện khá tốt cho vợ. Nếu chồng không tham gia vào quá trình trị liệu thì rất khó.

Nhà văn Đoàn Bảo Châu: Người chồng cần trang bị kiến thức để sẵn sàng cho vai trò làm bố.

Ths. Bs Phạm Vũ Thiên: Cần phải có các chương trình giáo dục cho nam giới. Có chương trình nào đó, lôi kéo các anh, chị để chia sẻ kiến thức về tiền sản. Nhiều kiến thức nhà trường chưa đủ, mà cần các kiến thức xã hội. Giúp người nam giới hiểu rõ hơn vai trò của mình và thực hiện tốt vai trò ấy.

Ths. Tâm lý Lã Linh Nga: Nếu các anh có các buổi nói chuyện về vấn đề này thì các nam giới sẽ có thể đồng cảm và hiểu vấn dề hơn.

Nhà văn Đoàn Bảo Châu: Cái khó của phụ nữ hiện đại có nhiều khó khăn vì tiếp cận với nhiều thứ, nhiều kiến thức. Còn Người phụ nữ ngày xưa chỉ học qua kinh nghiệm chứ không qua sách vở gì.

MC: Chào Bs, dì em sau khi sinh đôi 2 bé luôn có cảm giác không muốn nói chuyện với chồng, luôn buồn rầu và đôi khi không muốn chăm sóc con. Làm thế nào để gia đình có thể giúp đỡ dì em vượt qua giai đoạn đó. Em xin cảm ơn!

Ths. Tâm lý Lã Linh Nga: Cần có thêm các biểu hiện, triệu chứng, phải đánh giá thêm để đánh giá chỉ số sàng lọc trầm cảm sau sinh. Trong trường hợp này, cần xác định ai cô ấy có thể chia sẻ được, để trợ giúp vấn đề tâm lí.

Ths. Bs Phạm Vũ Thiên: Theo tôi có thể 2 người có khúc mắc gì đó trước rồi nên cô ấy mới không muốn chia sẻ, nói chuyện với chồng. Cần phải đến các trung tâm tư vấn, đến trực tiếp hỏi chuyên gia, để chuyên gia đánh giá. Tốt nhất chị cần được sàng lọc, sau đó là can thiệp nếu cần thiết.

MC: Vâng, hiện tại chúng tôi đã nhận được thêm các câu hỏi của khán giả. Xin mời các khách mời theo dõi câu chuyện của anh Phan Bình, đến từ tỉnh Phú Thọ: “Tôi năm nay 29 tuổi, đã kết hôn được 3 năm, hiện tại, vợ chồng tôi đã có 1 con gái 2 tuổi và vợ tôi mới sinh con trai nhỏ được gần 3 tháng. Vì vậy mẹ tôi phải xuống trông con giúp vợ chồng tôi. Tuy nhiên, vợ tôi thường không bằng lòng với các cách chăm sóc con dâu và cháu nội của mẹ tôi nên thường phàn nàn với tôi. Tôi cũng đã bảo với mẹ nhưng bà cũng không chấp nhận. Bà bảo từ xưa đến nay ai cũng làm như vậy cả, chỉ có vợ tôi là khác người, khó chiều. Không khí trong gia đình lúc nào cũng căng thẳng. Nhiều hôm tôi đi làm mà lỡ có việc bận về muộn thì vợ tôi lại khóc lóc, giận dỗi. Hoặc có hôm nửa đêm thức giấc, tôi thấy vợ tôi nằm khóc hoặc ngồi thu lu ở góc giường. Và từ lúc sinh đến nay vợ tôi có rất ít sữa không đủ cho con bú, lý do là cô ấy thường xuyên bị mất ngủ và kêu đau đầu. Tôi có bảo cô ấy là phải ăn nhiều, nghỉ ngơi nhiều, ngủ nhiều thì mới có sữa cho con bú nhưng hình như cô ấy không để tâm. Càng ngày tôi càng thấy mệt mỏi và ngột ngạt. Tôi không biết phải làm thế nào?”. Vâng, các khách mời có chia sẻ gì với khán giả trên của chúng ta? Xin mời nhà văn, nhà nhiếp ảnh, võ sư Đoàn Bảo Châu

Nhà văn Đoàn Bảo Châu: Người chồng cần có kĩ năng để giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và mẹ. Trong trường hợp này, bạn hãy lắng nghe, hãy chia sẻ, không nên bênh bên nào. Xử lí từng trường hợp, dùng tâm lí, để giải tỏa, nói chuyện với mẹ, với vợ để mọi người cùng hiểu.

Ths. Tâm lý Lã Linh Nga: Tôi chỉ bổ sung thêm một chút là chồng nên biết mong muốn của vợ.

MC: Vâng, chúng ta sẽ cùng lắng nghe tiếp một chia sẻ từ một khán giả nam, ở Hà Nội. Anh hỏi Ths. Lã Linh Nga: “Vợ tôi mới sinh được hai tháng, tôi thấy cô ấy cũng có các dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm như hay kêu chán, mệt mỏi, biếng ăn, thờ ơ với chồng con, tôi muốn đưa vợ đi khám, nhưng cô ấy không chịu, cô ấy bảo cô ấy có bị điên đâu. Tôi phải làm gì để thuyết phục cô ấy đi khám? Và khi vợ tôi vào khám, tôi có phải vào theo không? Tôi có thể giúp gì cho vợ tôi? Và nếu đúng vợ tôi bị trầm cảm sau sinh thì cô ấy sẽ phải chữa trị trong bao lâu”

Ths. Tâm lý Lã Linh Nga: Nhận thức của chị vợ còn thiếu sót, chưa đầy đủ. Đầu tiên, anh ấy có thể đưa cho vợ đọc thêm các tài liệu về vấn đề này. Nếu trợ giúp tốt thì tâm lí sẽ tốt hơn rất nhiều. Nếu được thông tư tưởng thì sẽ tốt hơn, thêm trợ giúp để được hỗ trợ tốt hơn.

MC: Chúng tôi nhận được một câu hỏi khá hóc búa từ một khán giả nam: “Con trai lớn của chúng tôi năm nay được 5 tuổi. Vợ chồng tôi chuẩn bị đón đứa con thứ hai chào đời. Tôi cảm thấy khá lo lắng vì ở lần sinh đầu tiên, vợ tôi cũng có tiền sử bị trầm cảm sau khi sinh được khoảng 4 tháng. Đợt đó chủ yếu cô ấy bị mất ngủ và không chăm sóc bản thân, cũng như không chăm sóc con. Tôi cũng đã đưa vợ đi khám và bác sỹ chỉ hướng dẫn cô ấy uống thuốc. Cô ấy uống thuốc trong khoảng 5 tháng thì khỏi. Vì vậy tôi muốn hỏi liệu vợ tôi có thể bị trầm cảm ở lần sinh này không và tôi có thể làm gì để giúp vợ tránh tình trạng trầm cảm sau sinh?”. Xin mời chia sẻ của Bs. Phạm Vũ Thiên

Ths. Bs Phạm Vũ Thiên: Yếu tố tâm lí, có thể bị trầm cảm do lí do khác. Người chồng cần quan sát, hoặc tiếp cận các dịch vụ để đánh giá được mức độ trầm cảm. Hoặc mời chuyên gia đến để đánh giá và trị liệu nếu có. Nên chia sẻ với nhau, giúp giảm nhẹ, hay có khúc mắc gì đó cần thay đổi cho phù hợp. Có thể là bất đồng nào đó với cha mẹ nên làm gì, vấn đề này sẽ rất khó, tình hiếu, tính gia trưởng, khác biệt, đều có nguy cơ đẩy xung đột cao hơn. Nếu người có đặc tính tâm lí yếu, thì vòng xoáy này có thể gây nên khó khăn cho người phụ nữ.

Nếu có điều kiện nên đưa vợ đi khám có sự trợ giúp tâm lý, nên để các bác sĩ chuyên môn can thiệp. Mảng tâm lí ở Việt Nam giờ bắt đầu được chú ý hơn.

Ths. Tâm lý Lã Linh Nga: Trầm cảm lần đầu thì đến 70% có nguy cơ bị lần 2. Có nhưng người gặp lần 2 lại dễ dàng vượt qua hơn.

Nhà văn Đoàn Bảo Châu: Nếu bạn ấ ở Hà Nội thì dễ hơn, có thể gặp chuyên gia dễ hơn, trang bị kiến thức nhiều hơn trước sinh. Dành thời gian cho vợ thư giãn, các giải pháp đó khác tốt và gần như rất dễ thực hiện.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật