Biến chứng và cách phòng ngừa thai chết lưu ở phụ nữ mang thai
Bạn nhất định phải biết: Thai 16 tuần đã máy chưa?
Những trường hợp mẹ bầu dễ bị thai chết lưu không thể không biết
Thai chết lưu không có biến chứng hay gây nguy hiểm gì lớn cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ nếu được phát hiện và xử lý sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, trường hợp thai chết không bị sẩy ngay mà nằm lại trong tử cung một thời gian, thì mẹ có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc gây nên rối loạn đông máu cho mẹ.
Đối với thai 1 - 2 tháng tuổi, khi chết sẽ tự tiêu biến đi, nhiều khi chính bà mẹ cũng không biết mình đã có thai và thai đã chết lưu. Nếu thai đã lớn từ 3 - 6 tháng sẽ dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non nếu thai trên 6 tháng.
Thai chết lưu không gây nguy hiểm gì lớn cho người mẹ nếu được phát hiện và xử lý sớm (Ảnh: Internet)
Thời gian kể từ khi thai chết đến lúc sảy hoặc đẻ ra ngoài ở mỗi thai phụ khác nhau. Nếu thai chết ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong buồng tử cung càng ngắn. Quá trình sảy hoặc đẻ của thai chết lưu diễn biến như các ca sảy hoặc đẻ bình thường, nhưng thời gian dọa sẩy và chuyển dạ đẻ thường dài hơn và máu có thể ra nhiều hơn.
Lúc này, người mẹ cũng có các cơn co bóp của dạ con gây đau cổ tử cung phải mở hết thì thai mới có thể ra được. Tuy nhiên, một số trường hợp thai chết không bị sảy ngay mà nằm lại trong tử cung một thời gian, do vậy nếu không lấy ra sớm thì bà mẹ có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc gây nên rối loạn đông máu cho mẹ.
Thai chết lưu càng sớm được phát hiện và can thiệp thì càng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Siêu âm là một trong những phương pháp có thể giúp phát hiện sớm hiện tượng này. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu bất thường trên, người mẹ cần đi khám ngay để được can thiệp kịp thời.
Phòng ngừa thai lưu
Phòng tránh hiện tượng thai chết lưu, trước khi thụ thai cả vợ và chồng cùng phải chú ý chế độ ăn uống không dùng các chất kích thích như: rượu bia thuốc lá ma túy Người mẹ cần tránh làm việc nặng, làm việc quá sức; tránh tiếp xúc với các loại hóa chất môi trường ô nhiễm; ăn uống đầy đủ các dưỡng chất; nghỉ ngơi hợp lý; giữ cho tinh thần luôn được thoải mái; đi khám thai theo định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.
- Mẹ bầu cho con nghe nhạc là tốt nhưng mắc 4 sai lầm này thì... (Thứ bảy, 13:13:03 16/01/2021)
- ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Những xét nghiệm làm tới trước khi sinh (Thứ năm, 10:15:08 21/02/2019)
- Có nên xoa bụng bầu thường xuyên hay không? (Thứ tư, 16:15:07 20/02/2019)
- Lưu ý khi mẹ bầu làm việc với máy tính tránh ảnh hưởng thai... (Thứ năm, 03:35:01 14/02/2019)
- Chửa ngực sẽ nhiều sữa: Bạn đã hoàn toàn nhầm to rồi đấy! (Thứ tư, 08:30:06 13/02/2019)
- Năm mới, khi gặp bà bầu tuyệt đối đừng nói 5 câu này! (Thứ Ba, 09:28:08 05/02/2019)
- Cách chăm sóc mẹ bầu sau khi thụ tinh ống nghiệm nên biết (Thứ sáu, 09:30:08 01/02/2019)
- Những "trợ thủ" đắc lực của mẹ bầu không thể... (Thứ năm, 08:20:05 31/01/2019)
- Những việc bà bầu nên làm để thai kỳ được khỏe mạnh, an... (Thứ sáu, 08:00:02 25/01/2019)
- Thai giáo bằng khứu giác cho thai nhi như thế nào? (Thứ bảy, 16:11:04 12/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023