8 bức ảnh mô tả một cách trọn vẹn tình trạng của người mắc bệnh lo âu
Jasmine Blanchard không hề biết có gì đó bất ổn xảy ra với mình cho tới năm 15 tuổi. Cô bị một cơn hoảng loạn khi đứng giữa một đám đông và không thể tự điều chỉnh bản thân vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Jasmine nhớ lại: 'Như thể tôi đang cố gắng xử lý nó và làm cho mình bình tĩnh trở lại. Lúc đó, lẽ ra đã tốt đẹp nếu tôi biết nhiều thông tin hơn để hiểu rõ tình trạng đó là gì và tôi cũng không phải cảm thấy đơn độc đến thế'.
Rối loạn lo âu là sự sợ hãi quá mức mà bệnh nhân không thể kiểm soát được
4 năm trôi qua kể từ lần đầu tiên trải nghiệm những cảm giác sợ hãi khủng khiếp của cơn hoảng loạn. Và với sự giúp đỡ của gia đình bạn bè - những người đã dạy cho cô biết rằng, lo âu không phải là thứ để cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã – Jasmine đã học được cách kiểm soát chứng lo âu.
Điều đáng nói là không chỉ có vài trường hợp như Jasmine. Theo Học viện Quốc gia về Sức khỏe Hoa Kỳ, 18% dân số Mỹ bị mắc chứng lo âu Hơn thế phụ nữ là đối tượng có nguy cơ phải đối diện với chứng lo âu cao gấp 2 lần so với nam giới – theo Hiệp hội bệnh lo âu và Trầm cảm Mỹ.
Nhờ không ít người nổi tiếng đã mạnh dạn công khai chia sẻ về cuộc chiến đấu với chứng bệnh này của mình mà bệnh rối loạn lo âu đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn.
Jasmine, giờ đây 19 tuổi, muốn làm theo cách riêng để nâng cao nhận thức về hội chứng lo âu. Cô đã tạo ra một dự án cho lớp học của mình tại Đại học Gloucestershire (Anh), nơi cô đang theo học chuyên ngành nhiếp ảnh tài liệu. Theo đó, Jasmine chia sẻ niềm cảm hứng đằng sau những bức ảnh mô tả về chứng lo âu trong seri mới nhất của cô.
1. Lo âu là khi bạn thậm chí không thể đối diện với chính mình, chưa kể đối diện với người khác. Và bạn thấy thực sự khó khăn để nhìn vào chính mình bởi vì bạn như thể đang mong ước, căn bệnh đừng hiện diện ở đó.
Lo âu là khi bạn thậm chí không thể đối diện với chính mình
2. Rất nhiều người phải chống chọi với chứng lo âu khi họ cảm thấy mình không thể thở. Có cảm giác như khuôn mặt bạn bị che kín bởi một tấm màng, vậy là chúng tôi chọn một chiếc túi buộc mặt bởi lo âu có thể làm bạn nghẹt thở. Bạn thấy mình bị giam cần và những nỗ lực nhìn xuyên qua ngục tù ấy chỉ đem lại những hình ảnh mờ ảo mà thôi.
Rất nhiều người phải chống chọi với chứng lo âu khi họ cảm thấy mình không thể thở
3. Lo âu là mất ngủ và cách bạn chỉ muốn trốn khỏi thế giới này, bên dưới một chiếc chăn nhưng bạn lại không thể làm được vì bạn không tài nào ngủ nổi. Tôi không phô ra toàn bộ cơ thể người mẫu bởi vì người bị chứng lo âu không phải lúc nào cũng dám công khai căn bệnh của mình.
Lo âu là mất ngủ và cách bạn chỉ muốn trốn khỏi thế giới này
4. Lo âu có thể khiến bạn cảm giác mình bị mắc kẹt trong vùng an toàn mà khi còn nhỏ bạn không phải đối diện với những cảm xúc này. Tóc người mẫu che phủ toàn bộ khuôn mặt bởi vì cô ấy không muốn người khác biết cô ấy đang cảm thấy thế nào. Cô ấy nắm chặt tay vào chiếc giỏ vì cảm thấy quá bất lực – cô ấy muốn làm những thứ mà mình lại không thể làm được.
Lo âu có thể khiến bạn cảm giác mình bị mắc kẹt trong vùng an toàn
5. Còn đây là khi cô ấy mất đi sự kiểm soát với thực tại bởi vì bạn có những cảm xúc mà bạn không thể kiểm soát chúng theo cách bạn không tài nào giải thích nổi. Bàn tay ma-nơ-canh ở đó để chỉ ra rằng, luôn có một mặt khác trong con người bạn. Có một số ngày khi bạn không phải đối diện với chứng lo âu.
Còn đây là khi cô ấy mất đi sự kiểm soát với thực tại
6. Bức ảnh này cho thấy bạn rón rén khi đề cập tới chứng lo âu như thế nào. Tôi để người mẫu đi đôi tất giấy với mục đích chỉ ra rằng, bạn không để lộ ra tất cả, bạn không thể hiện tất cả những gì mình cảm thấy trong lúc cố gắng đề cập tới mọi thứ.
Bức ảnh này cho thấy bạn rón rén khi đề cập tới chứng lo âu như thế nào
7. Đây là một cơn hoảng loạn được hình ảnh hóa. Tôi muốn biểu đạt một cái nhìn tối giản, nhờ đó, cơn hoảng loạn sẽ không đến mức gây lộn xộn nhưng vẫn được thể hiện theo một cách đẹp đẽ. Chứng lo âu hỗn loạn tới nỗi chẳng cần tới màu sắc ở đây.
Đây là một cơn hoảng loạn được hình ảnh hóa
8. Đây là cảm giác bị kéo lùi lại phía sau, thậm chí bởi chính con người bạn. Đây là lần duy nhất chúng tôi để khuôn mặt người mẫu hiện rõ trong seri ảnh. Đó có thể là một khoảnh khắc khi cô ấy cảm thấy ổn và tiến gần tới chỗ làm thứ gì đó mà mình muốn làm. Nhưng lo âu vẫn hiện diện ở đó, ngay cả khi bạn đang điều trị nó. Luôn có thứ gì đó, thứ suy nghĩ mơ hồ về việc bạn bị kéo lùi lại phía sau.
Đây là cảm giác bị kéo lùi lại phía sau, thậm chí bởi chính con người bạn
Rối loạn lo âu là sự sợ hãi quá mức mà bệnh nhân không thể kiểm soát được. Bệnh thường không có nguyên nhân rõ ràng và không thể giải thích được do một bệnh tâm thần khác hoặc do một bệnh cơ thể gây ra.
Theo một nghiên cứu của Đại học Cambridge (Mỹ) phụ nữ nhiều gấp đôi nguy cơ bị rối loạn lo âu hơn so với nam giới. Sự khác biệt này liên quan nhiều đến bộ phận chủ yếu thuộc về các hành vi giao tiếp và điều chỉnh cảm xúc như vùng vỏ não.
Một số biểu hiện của người đang bị rối loạn lo âu:
- Thường xuyên trải qua lo lắng: Nếu những cơn lo lắng chiếm phần lớn thời gian của bạn và đi kèm những triệu chứng mệt mỏi thì đã đến lúc phải quan tâm tới hiện tượng này.
- Khó ngủ: Nếu hiện tượng xảy ra quá thường xuyên, chúng có thể là dấu hiệu cho hội chứng rối loạn lo lắng.
- Hay sợ hãi: Trong một vài trường hợp, rối loạn lo lắng thể hiện ở những khía cạnh rất khác biệt, bao hồm cả dấu hiệu của chứng ám ảnh sợ hãi
- Gặp vấn đề tiêu hóa: Hội chứng rối loạn đường ruột là một trong những vấn đề mà những người thường xuyên lo lắng gặp phải.
- Không thích nơi đông người, thu mình trước chốn đông người: Henry Mark, chuyên gia tâm lý kiêm nhà tư vấn tại Bệnh viện Buchinger (Đức) cho hay: 'Hội chứng rối loạn lo lắng cũng xảy ra khi giao tiếp với người khác ở nơi công cộng. Biểu hiện của hiện tượng này là người bệnh cảm thấy dường như tất cả những ánh mắt đều đổ dồn vào mình. Khi đó, những hiện tượng chóng mặt đau đầu buồn nôn đổ mồ hôi sẽ xuất hiện, làm giảm tự tin trong giao tiếp và ngăn cản tạo dựng các mối quan hệ mới cũng như duy trì các mối quan hệ cũ'.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:04 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:06 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:00 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:09 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:09 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:06 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:08 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:06 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:06 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023