Bạn nên biết: Bệnh nhân u xương nào có thể tạo hình xương khớp?
U xương diễn biến thế nào?
Bệnh lý u xương khá thường gặp và đa số các u thường ở vị trí gần khớp, do vậy có khuynh hướng phát triển chậm, bệnh tiến triển từ từ. Ban đầu, người bệnh chỉ thấy hơi vướng, đau mỏi, có thể buốt, nhức xương. Trong một số trường hợp là một u mềm, hơi đau trên xương, có thể cảm giác được qua da. Còn lại đa số u xương gây cản trở hoạt động bình thường.
Một ca phẫu thuật thay khớp gối tại BV Đại học Y Hà Nội.
U xương ác tính (ung thư) có thể gây gãy xương Nó có thể xâm lấn và phá hủy những mô, tạng bình thường kế cận. Những tế bào ung thư cũng có thể tách ra khỏi bướu và đi vào máu. Chính vì vậy mà tại sao ung thư xương có thể di căn đến cơ quan khác. Tuy nhiên ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm và khả năng di căn của khối u Chẩn đoán xác định ung thư thường đòi hỏi phải sinh thiết rồi quan sát trên kính hiển vi. Những triệu chứng phổ biến nhất của u xương ác tính là đau và sưng ở một cánh tay hoặc cẳng chân, đôi khi đi kèm u bướu. Một số người bị đau về đêm hoặc khi tập thể dục U xương ác tính thường xuất hiện ở các xương quanh đầu gối.
Trường hợp nào được phẫu thuật?
Về cơ bản, khi có chẩn đoán u xương thì có 2 việc quan trọng cần phải cân nhắc: một là bản chất khối u và hai là sự ảnh hưởng của khối u đến sự toàn vẹn cấu trúc giải phẫu của xương, do đó, phẫu thuật thường đặt ra nhằm giải quyết một trong hai việc đó hoặc đồng thời cả hai việc đó. Nếu là u lành, phát hiện muộn thì cũng ảnh hưởng một phần hay toàn bộ cấu trúc giải phẫu của khớp.
Hoại tử chỏm xương đùi.
Với các u ác tính thì vấn đề phức tạp hơn rất nhiều, nhất là gặp ở người tuổi còn trẻ, mặc dù không phải tất cả nhưng đa số các bệnh lý u xương ác tính thường xuất hiện ở giai đoạn tuổi trẻ. Vì vậy, lựa chọn phẫu thuật trong các trường hợp này, về kinh điển là cắt đoạn chi kèm khối u để tránh tái phát tại chỗ và di căn. Tuy nhiên, việc cắt đoạn chi sẽ làm tàn phế, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhưng ở một số trường hợp, nếu không có khả năng tạo hình lại xương và khớp thì chỉ định cắt cụt chi gần như tuyệt đối.
Tuy nhiên, việc lựa chọn điều trị bảo tồn chi trong bệnh lý u ác tính của xương là không dễ dàng, đòi hỏi phải phát hiện tổn thương sớm khi u còn khu trú trong xương, chưa lan ra phần mềm xung quanh, việc theo dõi trước, trong và định kỳ sau phẫu thuật cực kỳ chặt chẽ thì mới hy vọng có được kết quả tốt đẹp.
Tại các nước phát triển, quan điểm đối với tổn thương bệnh lý u xương ác tính đã thay đổi đáng kể với việc phát hiện tổn thương sớm, đánh giá được mức độ xâm lấn tại chỗ cũng như di căn, phẫu thuật triệt để khối u và phần xương xung quanh, sau đó tạo hình lại khớp và phần thân xương bị mất để đảm bảo phục hồi tối đa chức năng khớp và chi thể, giúp bệnh nhân hòa nhập cuộc sống dễ dàng. Việc theo dõi sau phẫu thuật chặt chẽ để đảm bảo phát hiện sớm nhất các tổn thương tái phát để có hướng can thiệp kịp thời vừa giải quyết được tổn thương tái phát, vừa đảm bảo phục hồi được chức năng khớp và chi cho bệnh nhân.
Những nguy cơ và thách thức
Có thể coi đây là lựa chọn lý tưởng cho điều trị bệnh lý u xương ác tính, tuy nhiên, những nguy cơ có thể xảy ra khi phẫu thuật như: Khi lựa chọn việc bảo tồn chi thể, các nguy cơ có thể xảy ra là tái phát tại chỗ ở phần xương sau khi cắt đoạn và vì vậy, việc phát hiện sớm và phẫu thuật lại là gần như chắc chắn với việc can thiệp tiếp theo là cắt đoạn tiếp phần xương bị tái phát và thay thế đoạn xương nhân tạo. Và sau đó, lại phải theo dõi rất sát sao bệnh nhân. Bên cạnh đó, các nguy cơ do việc thay thế khớp nhân tạo như lỏng khớp, mòn khớp... của khớp nhân tạo cũng tương tự như các trường hợp khác.
Tại những nước đang phát triển, khả năng thực hiện tương đối khó khăn do nhiều yếu tố như:
- Khả năng phát hiện sớm của bệnh;
- Khả năng quản lý và theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật như chi phí lớn về mặt kinh tế vì ngoài việc tạo hình lại khớp thì phải tạo hình lại cả đoạn xương, hơn nữa, một số trường hợp phát hiện sớm bệnh ở tuổi trẻ, khớp sử dụng để tạo hình phải có thiết kế phù hợp về mặt kích thước thì mới có thể sử dụng cho bệnh nhân.
Vì vậy, khi có những biểu hiện nghi ngờ, cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để được khám, tư vấn và điều trị sớm.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:06 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:08 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:08 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:05 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:08 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:06 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:01 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:04 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:03 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023