Bệnh u máu và những điều cần biết về bệnh

Bệnh u máu là tình trạng cơ thể phát sinh một khối dạng u do sự tăng sinh quá mức của mạch máu gây lên. Để hiểu thêm về bệnh, sau đây sẽ là một vài thông tin chi tiết, các bạn cùng tham khảo nhé!

1. Bệnh u máu là gì?

Bệnh u máu là tình trạng phát sinh một khối dạng u do sự tăng sinh quá mức của mạch máu gây nên.

Bệnh u máuBệnh u máu

Khối u có đặc điểm như một khối u thông thường nhưng chúng có thêm một đặc điểm đặc trưng là chứa đầy mạch máu và máu. Khác với các khối u phần mềm khác, thường to lên và phát triển theo thời gian, u máu thì đa phần lành tính và tự khỏi.

U máu được chia làm 3 loại:

U máu mao mạch: Xuất hiện như một vết son hay một mảng màu rượu chát trên cùng mặt phẳng với da bình thường, ấn xuống không mất màu.

U máu dạng hang: Thường lớn, nhô khỏi mặt da. Trong đa số trường hợp, u lan rộng và xâm lấn mô dưới da, cơ và có thể làm biến dạng cơ thể.

U máu hỗn hợp: Thường gồm cả thể hang và mạch bạch huyết, gặp nhiều nhất ở tuyến mang tai, thương tổn nằm cả trong và dưới da.

2. Dấu hiệu u máu

U máu là một bệnh thường gặp ở da nên dấu hiệu nhận biết rất đơn giản. Chúng có biểu hiện ở 3 cấp độ.

Cấp độ thứ nhất là dạng nhẹ.

Bệnh u máu ở dạng nhẹ có vết da màu đỏBệnh u máu ở dạng nhẹ có vết da màu đỏ

Dấu hiệu là những vết thay đổi màu sắc mà thường là đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Ở giai đoạn này chúng ít khi tạo thành u, cục hay khối. Đa phần chúng bằng phẳng như một cái "bớt trẻ em

Cấp độ thứ hai là dạng trung bình.

Ở giai đoạn này, u máu phát triển thành một khối u thực sự. Nghĩa là chúng gồ lên, nổi lên hoặc đội da lên thành một khối có hình dạng, kích thước rõ ràng. Tất nhiên, chúng vẫn mang màu sắc như cũ. Đó là màu của máu trong khối u.

Cấp độ thứ ba giống dạng trung bình nhưng biểu hiện kèm theo khi khối u vỡ ra hay biến chứng.



Dấu hiệu bệnh u máu ở từng cấp độ

Dấu hiệu bệnh u máu ở từng cấp độ

Thường là sự chảy máu nếu như khối u ngoài da, vỡ ra, loét nếu như khối u ở sâu trong phần mềm. Ngoài ra là những dấu hiệu đặc thù cơ quan mà tại đó khối u máu to lên, chèn ép vào tạng và cơ quan chủ đích.

U máu thường ít khi gây ra biến chứng. Vì chúng tự biến mất đi khi trưởng thành. Ít trường hợp tồn tại và phát triển to lên. Nhưng cũng có một số trường hợp không diễn ra như vậy. Khi đó chúng có thể gây ra biến chứng.

3. Điều trị

- Đối với u máu thường thoái triển tự phát ở tuổi 5-12 (75-80%) không để lại di chứng. Cần theo dõi vị trí, kích thước, tốc độ phát triển, có thể điều trị bằng Laser, đốt điện...

Điều trị u máu bằng Laser

Điều trị u máu bằng Laser

- Đối với u máu có thể gây biến chứng nặng và gây nguy hiểm cho trẻ như u máu mi Mắt trên gây chèn ép nhãn cầu, u máu lan tỏa dạng giãn mao mạch thường có biến chứng loét, u máu hình râu quai nón vùng cổ gây chèn ép đường hô hấp cần được theo dõi để có biện pháp xử lý như cắt bỏ, nút mạch máu...

- Một số phương pháp điều trị khác như tia xạ, áp lạnh bằng khí nitơ lỏng ở nhiệt độ âm, corticoids, laser có bước sóng 1062nm đối với các bớt máu nông, phẫu thuật cắt bỏ, tạo hình vạt da...

Một số thông tin trên, mong rằng sẽ giúp bạn đọc thêm hiểu về bệnh u máu. Chúc các bạn sức khỏe!

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật